Tại sao các startup lại ăn mừng khi thất bại?
Không chỉ một mình Richard Branson từng phải thử nghiệm các thương vụ đầu tư mạo hiểm khác nhau.
Bài viết dưới đây chia sẻ một góc nhìn khác về thất bại của doanh nhân Stephen Newton – người sáng lập Công ty tư vấn Elixirr.
Thất bại là một kinh nghiệm mang tính phổ biến.
Tôi có thể nói với sự chắc chắn tuyệt đối rằng tất cả mọi người trên hành tinh này đã, đang và sẽ gặp một vài thất bại nào đó trong suốt cuộc đời họ. Tuy nhiên, ở một số thời điểm trên chặng đường trưởng thành, thất bại là điều không dễ được chấp nhận.
Thất bại thường được xem như một sự hổ thẹn khiến mọi người bị thuyết phục rằng họ không đủ giỏi, ngăn cản họ thực hiện những hành động tích cực. Nhưng chính tư duy này lại gây ra vô số vấn đề trong tương lai – ví như câu hỏi: “Tại sao tôi phải cố gắng làm gì đó nếu tôi không biết chắc chắn rằng tôi sẽ thành công?”.
Đã đến lúc chấm dứt việc coi thất bại là một điều gì đó đáng sợ mà hãy xem nó như một tấm huy hiệu danh dự. Điều này liên quan mật thiết đến các doanh nhân khởi nghiệp, những người hàng ngày hàng giờ phải đối mặt với thực tế các doanh nghiệp mới còn non yếu và có thể gặp thất bại nhanh chóng.
Các công ty công nghệ ở thung lũng Silicon và câu thần chú “nếu bạn thất bại, hãy thất bại nhanh chóng” của họ đang làm dấy lên một cuộc tranh luận liệu thất bại có thực sự là một điều tốt hay không. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất lại bị bỏ qua – đó là khả năng phục hồi sau thất bại. Theo kinh nghiệm của tôi, thất bại có thể là một động lực thực sự, nhưng mỗi doanh nghiệp mới thành lập, dù hoạt động trong lĩnh vực gì và ở đâu, đều cần “một chiến lược tiếp theo” thực sự rõ ràng khi thất bại xảy ra.
Bạn đang tìm những thông tin kinh doanh, kinh tế, tin tức hot chất lượng. Hãy truy cập vào thông tin kinh doanh để giải đáp những vấn đề còn thắc mắc nhé!
Dưới đây là 5 lý do tại sao mỗi doanh nhân khởi sự nên học cách ăn mừng thất bại?
1. Thành công không phải là toàn bộ câu chuyện
Thành công che giấu đi những sai lầm của chúng ta, trong khi thất bại mang lại cho ta cơ hội để tự nhìn nhận và phát triển bản thân trong tương lai. Là một doanh nhân khởi nghiệp đồng nghĩa với việc chấp nhận rằng không phải mọi ý tưởng đều có thể cất cánh.
Việc quản lý các quyết định để không dẫn đến thất bại hoàn toàn là điều rất quan trọng nhưng bạn sẽ không đạt được bất cứ điều gì mà không mạo hiểm.
2. Thất bại chỉ cho bạn thấy điều gì không đem lại hiệu quả
Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng một thương vụ thất bại có thể dạy chúng ta những bài học giá trị về việc làm thế nào để đạt được thành công trong lần tiếp theo – hãy nhớ tới Virgin Cola hoặc Virgin Megastores? Những thất bại cá nhân không làm ảnh hưởng tới tham vọng của bạn.
Tất nhiên, bạn có thể phải mất vài tháng hoặc thậm chí vài năm, nhưng cuối cùng bạn sẽ xác định được những sai lầm cơ bản trong kế hoạch của bạn. Thậm chí, bạn có thể nhận ra bạn đã và đang đặt mọi nỗ lực vào sai chỗ. Tôi đã mất chín năm, 450.000 bảng và ba doanh nghiệp thất bại trước khi sáng lập Elixirr.
Khi bạn thừa nhận quá trình khởi nghiệp luôn đi kèm với rủi ro, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho bất kỳ thất bại nào trong tương lai.
3. Các doanh nghiệp cho phép thất bại sẽ có được những nhân viên giàu động lực hơn
Mỗi nhân viên trong một doanh nghiệp mới thành lập cần phải được khuyến khích thử nghiệm và cảm thấy tự do để đưa ra những ý tưởng sáng tạo. Nếu những ý tưởng này không tiến triển, ít nhất công ty cũng sẽ có được những nhìn nhận hữu ích, và hy vọng điều đó sẽ mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai.
Một doanh nghiệp luôn khuyến khích những ý tưởng mới và không xúc phạm nhân viên khi họ mắc sai lầm sẽ tạo ra động lực tốt hơn so với một doanh nghiệp có nền văn hóa nghiêm ngặt và cứng nhắc.
4. Luôn có hành động tiếp theo
Mặc dù một thương vụ hoặc một kế hoạch kinh doanh có kết cục bi thảm cỡ nào, thì vẫn luôn có giải pháp cho mỗi thất bại. Dù đó là quyết định đóng cửa, ngừng hoạt động một phần hoặc toàn bộ công ty, bạn luôn có quyền tự do và khả năng để thực hiện mọi quyết định đó.
Hãy nhớ rằng nếu bạn thất bại, hãy thất bại một cách nhanh chóng để giảm thiểu các tác động tài chính và cho phép bạn tiếp tục tiến lên một cách dễ dàng hơn.
5. Các doanh nhân thành công nhất cũng từng thất bại
Không chỉ một mình Richard Branson từng phải thử nghiệm các thương vụ đầu tư mạo hiểm khác nhau. Thomas Edison cũng phải mất hơn 10.000 lần nỗ lực mới chế tạo thành công bóng đèn điện và Harland Sanders cũng chỉ thành công với thương hiệu gà rán KFC ở tuổi 75.
Thực tế, rất ít người thành công ngay từ lần đầu tiên (giống như Mark Zuckerberg). Vì vậy, bạn có thể tự tin rằng mình cũng “cùng hội cùng thuyền” với rất nhiều doanh nhân thành công nhất trong thời đại chúng ta.
Thất bại là điều không mấy dễ chịu, và chắc chắn nó làm tổn thương niềm tự hào của chúng ta nhưng vẫn có vài lý do khiến chúng ta nên học cách “ăn mừng” thất bại.
Dịch từ Startups
Thông Tin Khởi Nghiệp |
Dự Án Kinh Doanh |
Tin Tức Giáo dục |
Chuyện Doanh Nhân |
Hồ sơ Doanh Nghiệp |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply