Chia sẻ 5 cách giúp bạn nói chuyện trước đám đông thu hút hơn

Hồi hộp, lo lắng, run là tâm lý chung khi thuyết trình trước mọi người. Hãy gạt bỏ chúng qua một bên, những điều dưới đây sẽ giúp bạn có buổi nói chuyện thành công và thu hút.

 

1.Thu hút mọi người qua ánh mắt

 

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu đề thu hút sự chú ý của khán giả. Để thu hút sự tập chung bạn phải làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang nói với họ chứ không phải nói với cái trần nhà hay cái phòng mà họ đang ngồi đó. Nhìn trực tiếp là một trong những cách quan trọng để thu hút sự tập chung.

hãy cố làm ra vẻ tự nhiên để nhìn trực tiếp vào mắt khán giả và thật khéo léo: thay cho việc nhìn trực tiếp vào mắt hãy nhìn vào khoảng trống giữa lông mày chính xác là chỗ giữa mũi và mắt. Cách nhìn này gây sự chú ý và không làm cho người khác sợ hãi. Bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè để áp dụng thử nhìn bạn theo cách này và ngược lại, bạn sẽ không thấy sự khác nhau về ánh mắt khi nói trước đám đông nhưng có vẻ như đang thu hút người nói mà không khiến họ sợ hãi.

 

 

 

2.Cách nói chuyện

 

Hãy giới thiệu về bản thân trước khi nói về đề tài của cuộc nói chuyện.

– Nói to rõ ràng, không vấp váp, dính chữ. Tránh nói nhanh quá.

– Nói ngắn gọn, nhưng đủ ý và dễ hiểu. Tránh nói quá dài vì dễ lạc đề. Khi nói, cần kèm theo dẫn chứng cụ thể.

– Tránh biểu lộ khuôn mặt quá nghiêm khắc.

Khi bạn nói bạn cần phải nói một cách nhiệt tình, thay đổi âm thanh, giọng điệu lên xuống để thể hiện cảm xúc với những người nghe. Về cơ bản kĩ năng nói trước đám đông là bạn cần phải “kích thích cảm xúc” của người nghe, làm cho bài nói của bạn trở nên sôi động và cuốn hút. Nếu bạn không có hứng thú nói thì làm sao có thể thu hút khán giả của bạn được.

 

3.Đừng quá lo lắng về những lỗi nhỏ

 

Đừng bao giờ cố cất công đi tìm một bài phát biểu hoàn hảo vì thực chất không bao giờ có bài phát biểu nào hoàn hảo hết. Vả lại, cũng chẳng ai mong được nghe một bài phát biểu hoàn hảo. Bạn cần phải nghiêm túc nếu bạn muốn khán giả tôn trọng bạn và đó là lí do tại sao cần phải lờ đi những lỗi nhỏ. Sơ suất của việc phát âm sẽ xảy ra nhưng đừng lo lắng về chúng vì khán giả không chú ý đâu. Khán giả sẽ tập chung vào những điểm chính trong bài nói của bạn do vậy điều này xảy ra 9 hay 10 lần thì họ cũng không quan tâm. Nhưng sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn lúng túng, bối rối không nói tiếp được hoặc ngừng lại quá lâu sau khi nói sai đấy.  Mọi người chỉ quan tâm đến bạn phát biểu điều gì chứ không ai để tâm đến chuyện bạn làm thế nào với bài phát biểu đó cả.

 

 4.Cử chỉ, dáng điệu

 

Cần bày tỏ cử chỉ, điệu bộ sao cho thích hợp với điều mình đang nói.

– Tránh đưa tay cao quá cằm hoặc quá thấp, ít nhất là ngang thắt lưng.

– Tránh khoanh tay hoặc chỉ tay trước ngực, không chắp tay sau lưng.

– Tránh đứng yên một chỗ quá lâu, nhưng không nên đi lại nhiều, không dang chân quá rộng và không đứng ở tư thế bắt chéo hai chân.

– Tránh dừng lại quá lâu ở một nơi hoặc một người, không nhìn lơ đãng ra ngoài hoặc ngược lên trời, nhìn chăm xuống đất trong khi nói. Thay vào đó hãy hướng ánh mắt về phía người nghe và dừng lại ở mỗi người một chút, bạn sẽ cảm nhận thái độ quan tâm của người nghe dành cho điều bạn đang nói.

 

cu chi dang dieu

 

 

5.Tổng kết lại những ý chính

 

Trước khi kết thúc bài thuyết trình, bạn phải tổng kết nhận mạnh ý chính và điều muốn người nghe lưu tâm. Theo các nhà hùng biện họ gọi quy tắc này là: “nói cho họ biết những gì mà bạn đang nói và nói cho họ những gì mà bạn đã nói”.

Chúc các bạn thành công !

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>