Những điều mà bạn cần chuẩn bị khi đi xin việc trước khi học xong

Tính đến thời điểm này, có những bạn sinh viên đã ra trường 3-4 tháng nhưng chưa tìm được việc làm ổn định. Bạn sốt ruột một phần, bố mẹ bạn còn sốt sắng nhiều hơn. Và hầu như tất cả sinh viên đều mong muốn có được một công việc ổn định với mức lương cao sau khi tốt nghiệp.

 

bi-quyet-giup-ban-co-viec-lam-on-dinh-ngay-khi-ra-truong

 

Nhưng nhiều bạn chỉ biết mơ ước mà không biết phải làm gì để có được công việc ưng ý sau khi ra trường. Nhiều sinh viên quá phụ thuộc vào nhà trường để rồi tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu nhưng vẫn lao đao trong quá trình tìm việc. Dưới đây tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm cho các bạn trẻ trước khi ra trường để có thể hướng tới một công việc ổn định, lương cao như mong muốn.

  1. Xác định mục tiêu

Để có một công việc ưng ý khi ra trường, trước tiên cần xác định rõ bạn sẽ làm gì trong tương lai. Đầu tiên hãy liệt kê danh sách các công việc yêu thích, danh sách những việc tiềm năng rồi tìm mẫu số chung qua 2 bản danh sách này. Nhưng điều quan trọng là phải dựa vào ngành học và năng lực của bản thân. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra rất khó, bởi nếu nhắm mắt chọn đại, hoặc chọn theo “phong trào” sẽ khiến bạn bị lạc lối và khó tìm được công việc phù hợp.

  1. Lên kế hoạch

Khi đã xác định rõ công việc trong tương lai thì điều không thể bỏ qua là phải lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đề ra. Việc lập kế hoạch sẽ giúp cho quá trình thực hiện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn sẽ xác định được mình cần trang bị những kiến thức gì từ nhà trường và những kỹ năng, kinh nghiệm gì để có được công việc mong muốn. Qua đó, bạn sẽ kiểm soát được tiến trình dự án và điều chỉnh cho hợp lý.

Ngoài bạn bè trong lớp, hãy giao lưu với các sinh viên khoa khác, các anh chị khóa trên và kết bạn với họ. Rất nhiều người có được việc làm ổn định với mức lương cao nhờ sự giới thiệu của bạn bè.

  1. Thu nạp kiến thức chuyên ngành

Nhiều sinh viên không mấy quan tâm đến vấn đề này khi đã bước chân vào môi trường đại học, bởi không phải chịu quá nhiều áp lực từ các bài kiểm tra và các kỳ thi gắt gao. Điều này khiến nhiều sinh viên dễ dãi với bản thân và để cho điểm số giảm sút. Tuy nhiên, các con số trong bảng điểm góp phần không nhỏ vào việc “làm đẹp” hồ sơ cá nhân, giúp bạn tìm được một công việc tốt và mức lương cao sau này. Bởi chúng phản ảnh phần nào những kiến thức chuyên ngành mà bạn nắm được trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, tuy việc học có phần thoải mái nhưng đừng quá lơ là để kết quả học tập tuột dốc không phanh.

  1. Xây dựng hồ sơ cá nhân “đẹp”

Các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến hồ sơ cá nhân (resume) của các ứng cử viên, họ tò mò muốn tìm hiểu bạn là người như thế nào, giỏi đến đâu và có phù hợp với tính chất công việc được giao hay không. Và ngược lại, hồ sơ cá nhân là yếu tố quan trọng quyết định bạn có vào được vòng phỏng vấn hay không. Do đó, trong quá trình học, bạn nên chú ý gia tăng bảng thành tích của mình càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên tránh nói dối và phóng đại quá mức về các thành tích của bản thân, biết đâu chính điều này lại khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng nếu lỡ bị lộ tẩy.

  1. Thiết lập các mối quan hệ

 

moi-quan-he

 

Mỗi sinh viên sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với việc làm mong muốn khi ra trường, nếu thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với mọi người. Vì vậy, ngoài bạn bè trong lớp, hãy giao lưu với các sinh viên khoa khác, các anh chị khóa trên và kết bạn với họ. Rất nhiều người có được việc làm ổn định với mức lương cao nhờ sự giới thiệu của bạn bè. Giữ mối quan hệ tốt đẹp với những người trong nghề hoặc người có thể giúp bạn tìm được công việc mong muốn khi ra trường qua các hoạt động, phong trào đã tham gia.

  1. Tích cực làm thêm

Bên cạnh việc tiếp thu các kiến thức tại trường, bạn nên tìm việc làm thêm để trau dồi các kỹ năng sống và hỗ trợ cho công việc sau này. Tất nhiên là ưu tiên những công việc liên quan đến chuyên ngành đang học. Nhưng nếu không tìm được việc làm mong muốn thì bạn có thể linh hoạt chọn những công việc khác. Dù là việc gì (miễn không phải là việc xấu) đều sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc. Thêm vào đó, bạn còn có thể tự trang trải các sinh hoạt phí cho mình mà không cần trợ giúp từ gia đình.

  1. Hãy chọn công việc phù hợp để bắt đầu

Dù bạn đã rất muốn đi làm, không muốn để bố mẹ nuôi nữa, nhưng hãy cẩn trọng trong việc chọn công việc đầu tiên để bắt đầu. Bạn có thể bắt đầu với một công việc chưa phải là mơ ước của mình,  nhưng hãy đảm bảo rằng bạn có thể học hỏi kha khá từ công việc đó để tiến gần hơn với mục tiêu sau này.

Giả sử mục tiêu lâu dài của bạn là làm trong ngành kế toán, bạn nên cố gắng tìm một công việc nào đó liên quan đến kế toán để bắt đầu. Vì nếu bạn bắt đầu bằng nghề marketing chẳng hạn, khi bạn muốn tìm một công việc khác trong ngành kế toán, bạn vẫn sẽ chẳng khác nào một sinh viên mới ra trường vì kinh nghiệm kế toán của bạn vẫn chỉ là một con số 0 tròn trĩnh.

Nếu bạn còn hoang mang về mục tiêu lâu dài của mình thì đây cũng là cơ hội tốt để bạn chiêm nghiệm và tìm kiếm ước mơ của mình.

  1. Hiểu nhà tuyển dụng

Ông bà ta có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, vì vậy để có được việc làm ngay khi ra trường, bạn nên tìm hiểu các yêu cầu của nhà tuyển dụng và trang bị đầy đủ trước khi tốt nghiệp. Mỗi công việc và vị trí khác nhau đòi hỏi các kỹ năng khác nhau như ngoại ngữ hay trình độ vi tính… Nắm được điều này, bạn sẽ biết mình nên làm gì để có việc làm như mong muốn.

 

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>