6 lỗi thường gặp khiến sinh viên khó xin được việc làm khi ra trường

Xin việc sau khi ra trường luôn là nỗi lo của sinh viên nhất là đối với những sinh viên đã ra trường, mỗi năm có hàng ngàn bộ hồ sơ xin việc được gửi tới các công ty, doanh nghiệp nhưng không phải ai trong số đó cũng đều xin được việc ngay từ lần đầu tiên. Đa phần các bạn đều mắc phải những lỗi khi đi xin việc, nên đôi khi bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc bất thành văn để tìm được công việc đúng theo chuyên môn và sở thích của mình.

 

xin-viec-lam

 

Qua tìm hiểu và được chia sẻ từ khinh nghiệm của người khác, dưới đây tôi sẽ đưa ra cho các bạn tham khảo những lỗi cơ bản khiến sinh viên ra trường khó xin được việc làm.

  1. Thiếu kinh nghiệm

Đây là vấn đề được coi là nan giải đối với sinh viên và hầu như tất cả công việc gì, ở công ty nào khi đến xin việc họ đều đặt câu hỏi kinh nghiệm cho bạn. Đó cũng là điều dễ hiểu vì chẳng ai muốn tuyển một người không có chút kinh nghiệm gì đối với công việc mà họ yêu cầu.

Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc đòi hỏi kinh nghiệm đối với sinh viên rằng: “nếu công ty nào cũng đòi hỏi đến kinh nghiệm khi tuyển dụng thì làm sao tôi có thể xin được việc, mà không xin được việc thì lấy đâu ra kinh nghiệm chứ”. Điều này đúng nhưng bạn không phải là chủ! Chính vì vậy ngay từ khi còn đang đi học bạn hãy tìm cho mình những công việc làm thêm, đó có thể là thực tập viên, cộng tác viên cho một công ty nào đó. Thời gian đầu tuy gặp nhiều vất vả nhưng chắc chắn sau này khi xin việc nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó.

  1. Hồ sơ không ấn tượng

Không ấn tượng ở đây được thể hiện trên nhiều phương diện, nó có thể là sai chính tả… nhưng quan trọng nhất vẫn là hồ sơ đó không làm nổi bật được năng lực của bạn. Bạn không thể hiện sự logic giữa các kỹ năng và bằng cấp bạn có với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Khi kiểm tra hồ sơ của bạn nhà tuyển dụng sẽ dựa trên các từ khóa thể hiện những yêu cầu mà họ cần nếu như hồ sơ của bạn không đáp ứng thì khả năng bị loại của bạn là rất lớn. Tiếp theo đó họ mới quan tâm đến thư xin việc và những giấy tờ liên quan khác.

  1. Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng

 

dinh-huong-nghe-nghiep

 

Trong mỗi bản công việc mà các nhà tuyển dụng yêu cầu bạn hoàn thành luôn có mục định hướng nghề nghiệp hay mục tiêu công việc… nhiều bạn thường gặp khó khăn với vấn đề này do chính ban cũng không biết mình thích gì, phù hợp với công việc như thế nào thì làm sao nhà tuyển dụng có thể tin tưởng và chọn bạn được.

  1. Không biết cách tự giới thiệu bản thân

Việc giới thiệu bản thân trước các nhà tuyển dụng không đơn thuần là việc cho họ biết tên tuổi, tình trạng hôn nhân, quê quán… Cái quan trọng mà các nhà tuyển dụng thực sự muốn biết là điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, năng lực làm việc của bạn thông qua cách bạn giao tiếp với họ.

Cũng chính vì điều ấy bạn nên giành thời gian để khám phá bản thân mình qua các hoạt động, và khi được phỏng vấn, hãy thoải mái xem đó như là một cuộc trò chuyện nói về bản thân, điều cần bạn lưu ý là hãy tập chung vào những điểm mạnh, những mặt tích cực của mình.

  1. Quá tự tin vào bản thân

Khi phỏng vấn việc bạn tự tin nói chuyện, tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng là điều cần thiết. Nhưng đừng biến cái tự tin đó thành sự hách dịch, thái quá. Tự tin ở đây có nghĩa là bạn hãy biết lắng nghe, quan sát học hỏi để hoàn thiện những kỹ năng của bản thân thay vì việc bạn đòi hỏi quá cao ở nhà tuyển dụng.

  1. Quá chú tâm vào lương bổng

 

luong-bong

 

Tiền lương, tất cả mọi thứ chúng ta đang làm và cố gắng làm đơn giản cũng chỉ vì đồng tiền. Nhưng đối với sinh viên khi mới bắt đầu làm thì bạn đừng quá đề cao vấn điều đó lên. Thay vì đòi hỏi lương bổng thì bạn hãy cố gắng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trước đã. Nếu bạn thể hiện tốt điều đó thì việc bạn hưởng lương cao sẽ là chuyện một sớm một chiều.

 

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>