Lời khuyên hữu ích về tài chính cá nhân cho người trẻ

Nhìn chung, tôi cho rằng những lời khuyên về tài chính cá nhân nhan nhản trên các kệ sách và báo chí hiện nay không đáp ứng được nhu cầu tư vấn tài chính của tôi, rất đơn giản là vì tôi vẫn còn trẻ.

Tuổi tác có thể làm nên những khác biệt to lớn trong kế hoạch tài chính của bạn. Khi tôi còn trẻ, tôi không nhìn cuộc đời với những tính toán của một người sắp về hưu và cuộc sống đem lại cho tôi những cơ hội mà những lứa tuổi khác sẽ không có.

Bài toán nợ thế chấp mua nhà là một ví dụ tiêu biểu. Tôi nên trả khoản vay thế chấp sớm hơn thời hạn hay dùng số tiền đó tái đầu tư? Lời giải cho bài toán trên thay đổi cùng với tuổi tác và kinh nghiệm. Khi tôi chỉ là đứa trẻ non dại và bỡ ngỡ, tôi thường nghĩ sẽ cố gắng trả nợ càng sớm càng tốt. Nhưng một vài phép tính đơn giản đã cho tôi biết mọi khoản tiền dư thừa được tái đầu tư sẽ đem lại lợi nhuận gấp nhiều lần và thừa đủ để trang trải các khoản nợ. Tất nhiên, như chúng ta đã nói không có lời khuyên nào là thích hợp cho tất cả mọi đối tượng. Nhưng hãy để tôi chứng minh cho bạn thấy tại sao những lời khuyên về việc dồn toàn bộ thu nhập để trả nợ sớm không hữu dụng khi bạn còn rất trẻ.

Người ta luôn luôn nói bạn nên trả nợ sớm để giảm bớt gánh nặng cho tuổi già. Xét trường hợp của tôi chẳng hạn, tôi mua ngôi nhà đầu tiên năm 23 tuổi, và ngôi nhà mơ ước lúc 25. Nhưng tuổi trẻ khiến tôi không quá lo lắng về vấn đề trả nợ. Dĩ nhiên nếu tôi tiếp tục đi vay nợ đến năm 50 tuổi, có lẽ lúc đó tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào trả nợ trước khi phải đối mặt với những nguy cơ tài chính của người già. Nhưng một khi bạn bắt đầu từ khi còn trẻ, thì bạn hoàn toàn có thể trả hết nợ trước khi bắt đầu nghỉ hưu, mà không cần phải khư khư cố gắng trả nhiều hơn số tiền quy định mỗi tháng.

Người ta cũng thường nói rằng đem tiền đi trả nợ sẽ an toàn hơn đầu tư vào thị trường chứng khoán, hay thị trường vàng. Tất nhiên, đem tiền đi trả nợ sẽ không làm số tiền đó suy giảm hay trượt giá, nhưng tôi không cho rằng thị trường chứng khoán quá nguy hiểm. Có lẽ, 20 năm nữa cách nhìn của tôi sẽ thay đổi nhưng xét tình hình hiện tại, khi tôi 25 tuổi với 40 năm nữa để tham gia đầu tư thì một vài giai đoạn biến động nhất thời của thị trường không ảnh hưởng quá nhiều tới kế hoạch đầu tư dài hạn của tôi. Nói một cách đơn giản, khi người ta còn trẻ, rủi ro thị trường trở nên nhỏ hơn.

Do đó, bạn càng trẻ và càng sử dụng nhiều số tiền của mình để trả nợ, bạn càng bỏ lỡ nhiều cơ hội thu được những khoản lợi nhuận dài hạn đáng kế có thể được nhân lên theo thời gian và bản lĩnh đầu tư của bạn. Tất nhiên lợi nhuận chỉ có thể tăng vọt khi bạn bắt đầu từ lúc trẻ. Khi bạn sắp nghỉ hưu, bạn nên tập trung vào việc trả nợ bởi khi đó vòng quay đầu tư của bạn trở nên ngắn hơn, và lợi nhuận sẽ không nhiều. Nhưng khi bạn ở tuổi 20, khi bạn không có nhiều vốn sẵn sàng, bạn nên cân nhắc những lợi ích của việc đầu tư dài hạn, thay vì chăm chăm vào trả nợ càng nhiều càng tốt.

Điểm mấu chốt ở đây là mọi ấn phẩm sách báo đều nhắm tới một vài đối tượng độc giả nhất định, do đó bạn cần tỉnh táo phân tích khi tiếp nhận mọi lời khuyên từ sách báo. Hãy luôn cân nhắc tới tình hình cụ thể của mình để đưa ra quyết định hợp lí. Khi bạn 20 tuổi đừng bị đe dọa bởi những nguy cơ chỉ phù hợp với tuổi 40, và ngược lại khi bạn 40 tuổi đừng chạy theo những cuộc phiêu lưu của tuổi trẻ. Thời gian làm thay đổi tất cả, và bạn càng có ý thức quản lí tài chính của mình càng sớm, bạn càng có nhiều cơ hội và lợi thế hơn. Do đó, các bạn độc giả trẻ tuổi thân mến, đừng ngần ngại và chờ đợi trước khi quá muộn.

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>