19 lối suy nghĩ “trung thực tới tàn nhẫn” của người giàu

Ông viết rằng: “Những người nghèo đã được tẩy não để tin rằng đó là sự lựa chọn một trong hai hoặc một phương trình. Người giàu biết rằng bạn có thể có bất cứ thứ gì mình muốn nếu bạn tiếp cận thử thách với suy nghĩ bắt nguồn từ tình yêu và sự dư thừa”.

 

Kết quả hình ảnh cho business

Điều khiến người giàu khác biệt so với hầu hết chúng ta không chỉ ở những việc họ làm mà là cách họ tư duy.

Đến với business thienmy  để đọc những tin mới về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!

 

 

 

Siebold đã có tới ba thập kỷ phỏng vấn các triệu phú trên khắp thế giới và tập hợp các thông tin viết thành cuốn sách “How Rich People Think” được ông mô tả là “trung thực tới tàn nhẫn và đã khiến nhiều người sốc nhưng lại tạo cảm hứng cho những người khác”.

Trong cuốn sách đó, ông đã chạm tới mọi thứ, từ những niềm tin về nguồn gốc của mọi tội lỗi cho tới niềm tin vào những thứ điều khiển các thị trường tài chính và những điều các bậc cha mẹ nên dạy con cái để chúng có thể đạt được thành công về mặt tài chính.

Dưới đây là cách người giàu thực sự nghĩ và bạn có thể áp dụng những cách nghĩ này vào chính cuộc sống của bạn.

Người giàu tin rằng nghèo khổ là nguồn gốc của mọi tội lỗi

… còn người bình thường nghĩ Tiền mới là nguồn gốc của mọi tội lỗi.

nghèo là nguồn gốc tội lỗi

Theo Siebold, có một sự hổ thẹn đi kèm với cụm từ “làm giàu” trong các cộng đồng có thu nhập thấp hơn.

Ông viết rằng: “Người bình thường đã được tẩy não để tin rằng người giàu là những người may mắn hoặc không trung thực. Những người giàu biết rằng có tiền không đảm bảo cho hạnh phúc nhưng nó thực sự khiến cuộc sống của bạn dễ dàng và thú vị hơn”.

Người giàu nghĩ rằng sự ích kỷ là một đức tính tốt

… còn người bình thường nghĩ rằng sự ích kỷ là một thói xấu.

HỌC + LÀM=GIÀU Con Đường Thành Công

Siebold chia sẻ với Business Insider rằng: “Người giàu đi ra ngoài và cố tạo hạnh phúc cho bản thân. Họ không cố giả vờ giải cứu cả thế giới”.

Vấn đề là những người bình thường thấy đó là việc tiêu cực – và chính điều này đã khiến họ mãi nghèo. Ông đã viết rằng: “Nếu bạn không chăm sóc bản thân để có được một vị trí nhất định, thì bạn chẳng có thể giúp được bất kỳ ai khác. Bạn không thể trao đi thứ bạn không có”.

Người giàu có tâm lý hành động

… còn người bình thường có tâm lý may rủi.

HỌC + LÀM=GIÀU Con Đường Thành Công

Siebold viết rằng: “Phần đông mọi người đang chờ chọn được những con số may mắn và cầu nguyện để giàu có, thì những người giàu có sẽ giải quyết các vấn đề”.

Vị anh hùng mà hầu hết mọi người đang trông mong có thể là Chúa trời, chính phủ, sếp của họ hoặc bạn đời. Chính cách suy nghĩ của người bình thường đã gieo vào cuộc sống và cách sống của họ trong khi thời gian thì vẫn tiếp tục trôi đi”.

Người giàu tin vào việc tiếp thu kiến thức cụ thể  

… còn người bình thường nghĩ việc giáo dục chính thức có thể mở ra con đường đạt được sự giàu có.

HỌC + LÀM=GIÀU Con Đường Thành Công

Siebold viết rằng: “Nhiều người giàu có trình độ học vấn rất thấp nhưng đã đạt được sự giàu có bằng cách tiếp thu và bán những kiến thức cụ thể”.

“Trong khi đó, những người bình thường tin rằng bằng thạc sỹ và tiến sỹ là cách để trở nên giàu có, chủ yếu là vì họ đã bị giam hãm trong lối suy nghĩ đã cản trở họ nhận thức cao hơn rằng sự giàu có không liên quan tới phương tiện miễn là đạt được kết quả cuối cùng”.

Người giàu mơ về tương lai

… còn người nghèo hồi tưởng về quá khứ tốt đẹp.

mơ về tương lai

Siebold viết rằng: “Những người tin rằng những ngày tốt đẹp của họ đã qua rồi sẽ hiếm khi trở nên giàu có được, và thường phải chống chọi với sự thiếu hạnh phúc và thất vọng”.

“Các triệu phú tự thân giàu có vì họ sẵn lòng đặt cược bản thân và lên kế hoạch giấc mơ, mục tiêu và ý tưởng của họ cho một tương lai chưa biết tới”.

 Người giàu nghĩ về tiền bạc một cách logic

… còn người bình thường nhìn nhận tiền bạc thông qua cảm xúc.

suy nghĩ logic về tiền

Siebold  đã viết rằng: “Một người thông minh, học vấn tốt và thành công bình thường có thể ngay lập tức biến thành một người có suy nghĩ sợ hãi, bị sự khan hiếm chi phối và khát vọng tiền bạc lớn nhất chỉ là nghỉ hưu một cách thoải mái”.

“Những người giàu nhìn nhận tiền bạc theo đúng bản chất của nó, theo cách logic. Những người giàu nhất biết rằng tiền bạc là một công cụ quan trọng đem đến các sự lựa chọn và cơ hội”.

 Người giàu theo đuổi niềm đam mê của họ

… còn người bình thường kiếm tiền bằng cách làm những công việc họ không yêu thích.

theo duoi dam me

Siebold  chia sẻ: “Đối với người bình thường thì có vẻ như người giàu lúc nào cũng phải làm việc. Nhưng một trong những chiến lược thông minh nhất của những người giàu là làm những việc họ yêu thích và tìm cách kiếm được tiền từ nó”.

Những người nghèo làm những việc họ không thích “vì họ cần tiền, và họ đã được dạy ở trường và được xã hội lập trình là phải sống theo lối suy nghĩ rằng cần kiếm tiền bằng chính nỗ lực về tinh thần và thể chất”.

Người giàu chinh phục thử thách

… còn người nghèo đặt ra các mục tiêu thấp để không bao giờ phải thất vọng.

chinh phục thử thách

Siebold  viết rằng: “Các nhà tâm lý học và các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường khuyên mọi người đặt ra các mục tiêu thấp trong cuộc sống để không phải thất vọng”.

Nhưng theo ông thì “không ai có thể trở nên giàu có và hiện thực hóa ước mơ nếu không có những kỳ vọng lớn”.  

Người giàu tin rằng bạn phải Là người như thế nào thì mới giàu được

… trong khi người nghèo tin bạn phải Làm điều gì đó thì mới giàu được.

HỌC + LÀM=GIÀU Con Đường Thành Công

Siebold viết rằng: “Đó là lý do tại sao những người như Donald Trump đã từ triệu phú trở thành con nợ 9 tỷ đô la rồi lại trở nên giàu có”.

“Trong khi những người nghèo cứ làm mãi một việc và hy vọng sẽ đạt được kết quả ngay lập tức thì những người giàu học hỏi và trưởng thành từ mọi trải nghiệm, dù là thành công hay thất bại, họ biết rằng phần thưởng thực sự của họ là trở thành một cỗ máy thành công, sau cùng sẽ đem lại những kết quả vượt trội”.

Người giàu dùng tiền của những người khác

… còn người nghèo tin rằng phải có tiền thì mới kiếm được thêm tiền.

dùng tiền

Siebold cho rằng người giàu không sợ cấp vốn cho tương lai của họ bằng tiền từ túi người khác.

Ông viết rằng: “Người giàu biết rằng không phải ngại bản thân không đủ khả năng chi trả. Vấn đề là “việc đó có đáng mua, đầu tư và theo đuổi không?”

Người giàu biết rằng các thị trường bị chi phối bởi cảm xúc và lòng tham

… còn người nghèo tin rằng chúng vận hành theo tính logic và chiến lược.

HỌC + LÀM=GIÀU Con Đường Thành Công

Siebold  cho rằng: “Người giàu biết rằng những cảm xúc chủ đạo điều khiển các thị trường tài chính là nỗi sợ hãi và lòng tham, và họ coi chúng là các yếu tố trong mọi vụ mua bán. Chính sự hiểu biết vể bản chất của con người và tác động chi phối của nó lên việc mua bán đã giúp họ có lợi thế mang tính chiến lược để có nhiều tiền hơn nhờ tác dụng của đòn bẩy tài chính”.

Người giàu dạy con cái làm giàu

… còn người nghèo dạy con họ cách tồn tại.

dạy con làm giàu

Siebold cho rằng các bậc cha mẹ giàu dạy con cái từ sớm về thế giới của những người “có của” và “không có của”.

Còn nhiều người tranh luận rằng làm thế là ủng hộ quan điểm tạo ra giai cấp thượng lưu, nên họ không đồng ý.  

Ông viết rằng: “Mọi người cho rằng các bậc cha mẹ này đang dạy con cái coi thường số đông vì họ nghèo. Điều này không đúng. Điều họ đang dạy con cái là nhìn nhận thế giới bằng con mắt hiện thực khách quan – hiện thực xã hội hiện nay”.

Người giàu thấy yên tâm trong sự giàu có

… còn người nghèo bị stress về tiền bạc.

yên tâm

Siebold  cho rằng lý do người giàu kiếm được nhiều của cải hơn là họ không sợ phải thừa nhận rằng tiền bạc có thể giải quyết được hầu hết các vấn đề.

“Những người bình thường coi tiền là tai họa không bao giờ kết thúc và phải chịu đựng nó như một phần của cuộc sống. Những người giàu coi tiền là nhà giải phóng vĩ đại, và nếu có đủ tiền, họ có thể mua được sự yên tâm về tài chính”.

Người giàu thích học hơn là giải trí

… còn người nghèo thích giải trí hơn là học.

giải trí

Siebold giải thích: Mặc dù người giàu không đầu tư vào việc giáo dục chính thống để trở nên giàu có, nhưng họ nhận ra sức mạnh của việc học tập lâu dài sau khi tốt nghiệp đại học.

Ông viết rằng: “Nếu ghé thăm nhà của một người giàu có thì những thứ đầu tiên bạn thấy là thư viện sách đồ sộ mà họ dùng để tự học cách thành công hơn. Người nghèo đọc tiểu thuyết, báo lá cải và các tạp chí giải trí”.

Người giàu chỉ muốn ở cạnh những người có cùng lối tư duy như họ

… còn người nghèo nghĩ người giàu là những người chảnh chọe.

cùng tư duy

Siebold cho rằng suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc đang đầu độc những người nghèo chính là nguyên nhân khiến những người giàu kết giao với người giàu.

Ông viết thêm: “Người giàu không ưa những thông điệp u tối, tiêu cực. Chính điều này đã khiến những người nghèo hiểu nhầm là họ chảnh chọe. Gắn mác cho người giàu chảnh chọe chính là một cách khác để người nghèo cảm thấy tốt hơn về bản thân và con đường tầm thường mà họ đã chọn”.

Người giàu tập trung vào việc kiếm tiền

… còn người nghèo tập trung tiết kiệm.

tập trung kiếm tiền

Siebold giải thích rằng người nghèo tập trung vào những gì họ sẽ thu được bằng cách mạo hiểm hơn là tiết kiệm những thứ họ có.  

Ông viết rằng: “Những người nghèo tập trung cắt các coupon và sống thanh đạm nên để lỡ những cơ hội lớn. Ngay cả giữa cuộc khủng hoảng dòng tiền, người giàu vẫn từ chối cách suy nghĩ tiết kiệm từng xu từng hào của người nghèo. Họ là những bậc thầy trong việc tập trung năng lượng tinh thần vào đúng chỗ cần: vào những khoản tiền lớn”.

Người giàu biết lúc nào cần mạo hiểm

… còn người nghèo lựa chọn cuộc chơi an toàn với tiền bạc.  

mạo hiểm

Siebold  viết rằng: “Đòn bẩy là câu khẩu hiệu của người giàu”.

“Mọi nhà đầu từ đều có lúc mất tiền, nhưng những người giàu biết rằng dù có điều gì xảy ra, họ sẽ vẫn có thể kiếm được nhiều hơn”.

Người giàu thấy sự thoải mái trong những điều không chắc chắn

… còn người nghèo muốn sự thoải mái.

thoai mai

Siebold  đã viết rằng: “Sự thoải mái về thể chất, tinh thần và cảm xúc là mục tiêu hàng đầu trong suy nghĩ của những người nghèo. Những người giàu sớm biết rằng trở thành triệu phú không hề dễ dàng và nhu cầu về sự thoải mái có thể phá hủy mục tiêu này. Họ học cách thoải mái khi đang hoạt động trong trạng thái của sự bất định không ngừng tiếp diễn”.

Người giàu biết bạn có thể có tất cả

… còn người nghèo tin rằng họ phải lựa chọn giữa một bên là gia đình tuyệt vời và một bên là sự giàu có.

có tất cả

Siebold  cho rằng suy nghĩ rằng để giàu có sẽ phải hy sinh thời gian dành cho gia đình chỉ là ngụy biện.

Ông viết rằng: “Những người nghèo đã được tẩy não để tin rằng đó là sự lựa chọn một trong hai hoặc một phương trình. Người giàu biết rằng bạn có thể có bất cứ thứ gì mình muốn nếu bạn tiếp cận thử thách với suy nghĩ bắt nguồn từ tình yêu và sự dư thừa”.

Phong cách Cuộc Sống
Pháp luật Đời Sống
Tin Tức Doanh nghiệp
Chính sách Kinh Tế
  Khám Phá Thế Giới
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>