Các doanh nhân phạm vô số sai lầm, nhất là khi mới khởi nghiệp. John Schnatter cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, mặc dù ông đã học được ít nhất một bài học lớn trước khi xây dựng cửa hàng nhượng quyền pizza toàn cầu Papa John’s: Tuyển những người giỏi nhất không nhất thiết phải là tuyển những người có kinh nghiệm nhất.
Đến với business thienmy để đọc những tin mới về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!
Cha của Schnatter cũng từng làm chủ một quán ăn có tên là Mick’s Lounge ở Jeffersonville, bang Indiana, và Schnatter nhớ rằng mình đã từng khó hiểu thế nào khi cha ông tuyển một đầu bếp không biết nấu ăn.
Ông nhớ lại cha mình đã từng nói rằng: “Bà ấy có thái độ tốt”.
Người đầu bếp tưởng như là một vụ tuyển dụng thảm họa, đã gắn bó với cha của Schnatter trong hơn ba thập kỷ.
Tháng trước, Schnatter đã chia sẻ với trang Entrepreneur.com tại Washington, D.C., trong sự kiện Tuần lễ các doanh nghiệp nhỏ toàn nước Mỹ rằng: “Bạn tìm kiếm những người tích cực và những người có tính cách chính trực. Đó là cách cha dạy tôi đào tạo dựa trên năng lực và tuyển dụng dựa vào thái độ”.
Schnatter mở cửa hàng pizza Papa John’s với những trang thiết bị nhà hàng đã qua sử dụng trị giá 1,600 đô la mà ông cất giữ ở căn phòng xép trong quán ăn của cha mình từ năm 1984. Từ những ngày đầu mới thành lập, Schnatter đã biến Papa John’s thành một doanh nghiệp nhượng quyền toàn cầu, đem lại doanh thu 1,4 tỷ đô la vào năm ngoái.
Schnatterđã học kinh doanh tại trường đại học Ball State tại bang Indiana, nhưng ông đã có tới ba thập kỷ học kinh doanh thông qua kinh nghiệm. Dưới đây là những lời khuyên của Schnatter về phát triển doanh nghiệp và quản lý nhân viên:
Yếu tố quan trọng nhất để tạo dựng một doanh nghiệp đạt doanh thu khổng lồ:
“Bạn phải có 3 điều. Bạn phải có niềm đam mê với những việc bạn đang làm, bạn phải là người giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn, và bạn phải có một mô hình kinh doanh hiệu quả. Và là nhà nhượng quyền, nên chúng tôi tạo cho những người nhận nhượng quyền khả năng sản xuất ra những món ngon nhất lĩnh vực kinh doanh của họ, chúng tôi cho họ một mô hình kinh doanh vận hành tốt và cho doanh thu. Vì vậy công việc của họ là phải trở thành những người giỏi nhất trong lĩnh vực của họ. Và điều đó bắt đầu với niềm đam mê. Tất cả đều phụ thuộc vào thái độ. Nếu bạn nghĩ bạn có thể, thì bạn đã đúng. Và chúng tôi rất thích có những người có thái độ tốt trong đội ngũ, những người có tinh thần có-thể-làm-được. Điều đó bắt đầu với niềm đam mê”.
Về việc tạo động lực cho nhân viên:
“Tôi không nghĩ bạn có thể kiểm soát mọi người. Tôi không nghĩ bạn có thể quản lý con người. Tôi nghĩ bạn nên trao cho họ một đường hướng, trao cho họ các nguồn lực và làm mẫu cho họ. Nếu họ làm đúng, bạn khen tốt. Họ làm sai, bạn bảo là “chưa tốt”. Tôi nghĩ bạn trao cho chính bạn văn hóa đó và bạn có được nền văn hóa doanh nhân, nền văn hóa mày mò, mắc sai lầm, thành thật thừa nhận sai lầm và bạn ủng hộ nhân viên của mình bằng cách thưởng cho họ khi họ làm đúng. Và điều đó đi tuần tự từ trên xuống dưới, tôi nghĩ mọi người sẽ tự quản lý bản thân họ và họ sẽ tự tạo động lực cho họ”.
Về những điều thú vị khi làm sếp:
“Tôi yêu công việc kinh doanh của tôi. Tôi yêu các nhân viên. Nếu bạn là một người thành công, bạn có thể chăm lo cho mọi người, bạn có thể trao đi nhiều thứ cho cộng đồng của bạn. Bạn sẽ tạo ra lợi ích cho tất cả các bên, ý tôi là tôi yêu các nhà cung ứng và cả những người mua nhượng quyền đã giúp tôi kiếm tiền. Hôm nay chúng tôi đã tăng lương cho 7 người đang làm việc tại Papa John’s: bảy người trong một ngày. Trung bình chúng tôi tăng lương cho 40 người/tuần. Điều đó có nghĩa là 40 người sẽ về nhà và khoe với bạn đời và con cái rằng mình mới được tăng lương và điều đó thực sự rất tuyệt vời”.
Điều mà Schnatter ước mình hiểu được khi mới khởi nghiệp:
“Tôi không nghĩ tôi có thể nhận ra, cho tới tận 10 năm vừa rồi, rằng bạn phải mắc sai lầm thì mới đổi mới được. Tôi phải mắc sai lầm để trở nên tốt đẹp hơn. Tôi đã từng phạm một sai lầm và cảm thấy thất vọng về bản thân. Và giờ nếu tôi mắc sai lầm, tôi sẽ đặt ra câu hỏi: Ok, mình học được gì từ điều này? Bạn có bám vào số liệu thực tế, bạn có bám vào logic, bạn có các phân tích không? Và nếu câu trả lời là có, và tôi vừa đưa ra quyết định tốt nhất, tôi đã làm theo trực giác, đặt cược tốt nhất và cuối cùng mọi việc hỏng bét. Ok, hãy tìm hiểu tại sao việc đó lại thất bại, học từ đó nhưng đừng dằn vặt bản thân. Hãy cứ mắc sai lầm”.
Làm thế nào để duy trì sự cạnh tranh:
“Vâng, mỗi ngày chúng ta đều tìm những cách tốt hơn để làm mọi thứ. Bạn phải luôn đổi mới. Sự năng động của thị trường buộc bạn phải giỏi hơn. Thị trường không cho phép chúng ta sơ xẩy về chất lượng và lơ là quan tâm tới nhân sự. Chúng ta sẽ giỏi hơn mỗi ngày. Cuộc sống không dài, hãy cố gắng và giỏi hơn mỗi ngày”.
Về cách tạo ra nền văn hóa doanh nghiệp:
“Khi ai đó phạm sai lầm, hãy hỗ trợ họ, đừng thất vọng về họ. Nếu bạn cứ làm như vậy nhiều lần, họ sẽ biết rằng họ có thể phạm sai lầm. Nếu bạn quá nghiêm khắc, họ sẽ sợ phạm sai lầm và rồi họ lại phạm tiếp sai lầm khác! Và tôi nghĩ bạn phải thực sự tôn trọng các mối quan hệ giữa các cá nhân, tạo ra các đồng minh hợp tác và không phá vỡ mối liên kết đó. Nếu bạn phá bỏ những mối liên kết đó, họ sẽ nhanh chóng hợp lại với nhau chống lại bạn”.
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply