Tìm hiểu 4 bí kíp xây dựng thương hiệu đối với Start-up

Chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có đủ thực lực hoàn thành hành trình gian nan nhưng đầy tự hào này.
Bằng kinh nghiệm 15 năm tư vấn thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thạc sỹ Đặng Thanh Vân – Chuyên gia tư vấn thương hiệu, CEO Công ty Thanhs, đã chỉ ra những điểm then chốt trong “Chiến lược thương hiệu khởi nghiệp”.
 
Bạn muốn tìm kiếm những thông tin về kinh doanh, kinh tếcông nghệ mới nhất ? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào Tin tức mới nhất này để bổ sung kiến thức cho riêng mình!!!
 
 
Chuyên gia tư vấn thương hiệu Đặng Thanh Vân chia sẻ: “Nếu các bạn Startup muốn tìm cho mình một con đường dễ dàng để xây dựng doanh nghiệp. Câu trả lời của tôi là “Không”. Khởi nghiệp, làm kinh doanh là con đường khó khăn, nhiều gian nan và cực khổ, nếu bạn muốn một con đường bằng phẳng, hãy chọn một cách khác, đừng dấn thân vào nghiệp này. Bạn có thể nổi tiếng dễ dàng chỉ trong 1 ngày bằng một vài chiêu trò, nhưng không có con đường nào ngắn và dễ để có thương hiệu trong tâm trí khách hàng”.
 
Dưới đây là 4 bí kíp mà các Start-up cần nắm được trong xây dựng thương hiệu khởi nghiệp:
 
Thứ nhất, khởi nghiệp giống như xây nhà trong mơ
 
Nếu so sánh khởi nghiệp như xây dựng một ngôi nhà trong mơ thì bí kíp đầu tiên là: Đừng bao giờ xây nhà từ nóc. Bởi vì một ngôi nhà muốn bền vững phải có nền móng vững chắc. Nền móng đó là chi tiết bản vẽ kĩ thuật được vẽ dựa trên nền tảng năng lực cốt lõi thông qua hệ thống 4 chiến lược trọng yếu của doanh nghiệp:
 
Chiến lược cạnh tranh / Chiến lược thương hiệu / Chiến lược marketing / Chiến lược kinh doanh.
 
 
Thứ hai, nguyên tắc vàng đối với bất kì doanh nghiệp nào là:
 
– Vẽ chân dung tập khách hàng của mình.
 
– Chia nhỏ để trị.
 
– Là chuyên gia giải pháp.
 
Là Start-up, các bạn đừng nên quá quan tâm tới việc tìm ra “sứ mệnh của đời mình” vì thực chất sứ mệnh của bạn sẽ thay đổi, hoặc sẽ xuất hiện vào một thời khắc nhất định trong cuộc sống. Thay vì đi tìm nó, hãy chiến đấu hết mình vì sự hài lòng của khách hàng.
 
Thứ ba, điều tối quan trọng trong xây dựng thương hiệu là xây dựng lời hứa.
 
Bất kể là doanh nghiệp hàng ngàn tỷ hay doanh nghiệp khởi nghiệp đều phải tập trung vào nội dung này. Lời hứa thương hiệu là lời tuyên thệ ngắn gọn và súc tích nhất của thương hiệu hướng đến khách hàng và công chúng mục tiêu. Lời hứa của thương hiệu có giá trị hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp tạo ra niềm tin cho khách hàng như thế nào.
 
Để xây dựng “Lời tuyên thệ” doanh nghiệp cần xét đến các yếu tố:
 
– Lợi ích: Lợi ích vượt trội so với đối thủ.
 
– Niềm tin: Minh chứng cụ thể để tạo dựng niềm tin.
 
– Điểm mạnh cốt lõi: Điểm mạnh/lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
 
– Khác biệt duy nhất: Điểm khác biệt hóa lớn nhất và có thể trở thành duy nhất là gì?
 
Các Start-up nên tập trung giải quyết lần lượt 4 vấn đề trên. Nếu như thị trường bạn theo đuổi vẫn còn nhiều “lỗ hổng”, nhiều điều khiến “khách hàng lo ngại” và “chưa được thỏa mãn” bởi đối thủ, thì bạn chỉ cần tập trung vào phạm vi “Lợi ích” chứ đừng vội vã tìm kiếm “Sự khác biệt”.
 
Nếu ngược lại, bạn tham gia vào một thị trường mà ở đó, tất cả sản phẩm dịch vụ đều đã thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, thì hoặc là bạn tập trung vào “điểm khác biệt” để tạo nên dấu ấn và chiếm lĩnh một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng, hoặc là tốt nhất chọn một ngành khác.
 
Thứ tư, điều quan trọng nhất đối với start-up không phải là thương hiệu, mà là:
 
Mô hình cạnh tranh: Bắt buộc start-up phải trả lời được câu hỏi: “Doanh nghiệp non trẻ sẽ cạnh tranh với đối thủ bằng cách nào?”. Nếu không tìm thấy câu trả lời này, bạn sẽ không thể tồn tại.
 
Lợi thế bán hàng: Với Start-up, bán hàng là công việc phải đặt lên hàng đầu. Tìm mọi cách để bán hàng, phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng để tạo ra “dòng tiền” giai đoạn đầu là điều quan trọng nhất để tồn tại.
 
Dòng tiền:Luôn nhớ “dòng tiền” là cốt tử, vòng quay tiền càng nhanh thì doanh nghiệp càng có cơ hội tồn tại.
 
4 “KHÔNG” mà các doanh nghiệp cần nhớ là:
 
– Không phục vụ tất cả mọi người.
 
– Không đáp ứng tất cả nhu cầu.
 
– Không làm giám đốc chỉ tay 5 ngón.
 
– Không mở rộng quy mô trước khi kiểm soát.
 
Tóm lại, xây dựng thương hiệu là tạo dựng mối quan hệ sâu sắc với khách hàng trong hành trình dài, bởi thương hiệu không phải cái bạn sở hữu mà nó nằm trong tâm trí khách hàng. Chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có đủ thực lực hoàn thành hành trình gian nan nhưng đầy tự hào này.
 
 (Tổng hợp)

 

Tin Tức Giáo dục
Hồ sơ Doanh Nghiệp
Nhân vật Nổi Tiếng
Chính Sách – Quản Lý
Dự Án Kinh Doanh
 

 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>