Những chuẩn bị cơ bản để có thể nói trước đám đông

Nói trước đám đông luôn là nỗi sợ của những người nhút nhát thiếu tự tin. Trải qua nhiều vị trí quản lý, phải đương đầu với nhiều cuộc họp lớn cũng như phải phát biểu trước đám đông đôi khi lên đến vài trăm người, dần dần sự nhút nhát của tôi cũng được cải thiện, nhưng thành công không phải là tự nhiên. Hôm nay tôi xin đưa ra lời khuyên để phá bỏ bức tường ngăn cản đến với thành công, nâng cao năng lực diễn thuyết.

 

1.Xác định nỗi sợ

 

Để vượt qua nỗi sợ thì không còn con đường nào khác bằng việc đối mặt với nó,  chỉ có như vậy, bạn mới thấy rằng thật ra không có một nỗi sợ thật sự nào cả. Đây là cách mà tôi cho rằng khiến bạn HẾT SỢ từ căn nguyên của vấn đề.

Đầu tiên: viết cái mà bạn sợ ra. Bạn sợ bị cười nhạo? bạn sợ người ta đánh giá vẻ ngòai của bạn, bạn sợ giọng bạn không hay?…

Tiếp theo, liệu nó có phải là nỗi sợ thật sự hay chỉ là do bạn tưởng tượng? Hãy xác định lại thật kỹ và chọn nỗi sợ thật sự mà bạn cho là căn nguyên của nỗi sợ.

Khi xác định xong nỗi sợ, hãy lên kế hoạch để giải quyết. hãy giải quyết ngay điều bạn lo sợ bằng một hành động cụ thể.

 

 

 

2.Ôn “ bài “ một cách khoa học

 

Ôn lại bài thuyết trình không cần thiết là phải học thuộc lòng. Hãy vẽ một sơ đồ trình tự và các lập luận trên một mảnh giấy nhỏ và đưa nó và “đầu” của bạn. Một hình ảnh sẽ dễ dàng giúp bạn nhập tâm. Tôi thường viết trình tự logic của bài nói lên một mảnh giấy khổ nhỏ trên điện thọai Galaxy Note, sau đó dần đưa nó vào đầu của mình truớc buổi thuyết trình.

Khi bạn đạt đến kỹ năng chuyên nghiệp, bạn không còn cần phải tập luyện một cách vất vả. Chỉ cần làm bước này thật kỹ, khi nói trên thực tế, kết hợp với các kỹ năng khác của bạn, bạn sẽ làm chủ một cách hòan hảo bài nói với sự xúc tích và nghệ thuật.

 

3.Trang bị kỹ năng giao tiếp

 

Bạn đừng nghĩ giao tiếp gì cao siêu, chỉ là trong các cuộc trò chuyện với bạn bè, với ba mẹ, với anh chị em, với đồng nghiệp…tất cả các cuộc trò chuyện này diễn ra một cách vui vẻ, bạn chủ động trong cuộc nói chuyện đó, cọi như bạn đã thành công hơn một nửa rồi.

Chỉ cần bạn có thể tự tin, giao tiếp mạch lạc, giữ cho cuộc trờ chuyện không bị nhàm chán và bế tắc, biết khơi gợi câu chuyện, là bạn đã thành công.

 

4.Đừng quá phụ thuộc vào công nghệ

 

Bạn nghĩ rằng các hiệu ứng trên Powerpoint thật chuyên nghiệp là tốt? các kỹ thuật phức tạp tạo cho bạn đẳng cấp? Việc viết lên bảng cũng giúp bạn và người theo dõi hiểu rõ hơn điều bạn muốn trình bày thông qua mô hình và bảng biểu. Bạn viết bằng tay, khán giả sẽ chú ý đến từng nét bút của bạn vì nó là điều rất riêng của bạn.

 

khong lam dung cong nghe

 

 

5.Chuẩn bị về ngoại hình, giọng nói

 

Sẽ là khuyết điểm nếu bạn bỏ qua phần giọng nói và ngoại hình của mình. Mặc dù chúng ta không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài và cách ăn mặc, nhưng ấn tượng đầu tiên rất quan trọng.

Về ngoại hình, bạn nên ăn mặc gọn gàng lịch sự, chỉn chu.

Về giọng nói, luôn rõ ràng, rành mạch bạn nhé.

Khi đã chuẩn bị xong tất cả, hãy chuẩn bị tâm lý tốt để có buổi nói trước đám đông đạt kết quả như mong đợi.

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>