thiết kế nhà hẻm phố trong đô thị Việt Nam
ở các nước phương Tây, nhà ở được cấu trúc theo mô hình các tiểu khu, chúng được kết hợp bởi các đơn nguyên nhà cao tầng, kèm theo các loại dịch vụ xã hội hoàn chỉnh. Kiểu cấu trúc này tạo ra một loại văn hóa chung cư và quan hệ thuần tuý mang tính chức năng hóa và ít cảm xúc.Bài viết này tác giả nêu ra một vài ý tưởng làm cơ sở cho các thiết kế gia trong khi nâng cấp, chỉnh trang các hẻm phố – Một phần hữu cơ của cơ thể đô thị và cũng là một phần được coi là quan trọng trong thiết kế ý tưởng đô thị.
1. Hẻm phố – Một không gian văn hóa đặc trưng của đô thị Việt Nam
Nhà hình ống và hẻm nhỏ chạy dài ngoắt ngéo tưởng chừng vô tận ở Hà Nội và TP. HCM là những đặc trưng dễ thấy nhất trong cấu trúc không gian cư trú của đô thị Việt Nam mà khi người lạ đến thấy vừa gần gũi vừa bí ẩn, còn mỗi người dân thị thành khi đi xa đều nhớ mãi về nó khôn nguôi.
ở các nước phương Tây, nhà ở được cấu trúc theo mô hình các tiểu khu, chúng được kết hợp bởi các đơn nguyên nhà cao tầng, kèm theo các loại dịch vụ xã hội hoàn chỉnh. Kiểu cấu trúc này tạo ra một loại văn hóa chung cư và quan hệ thuần tuý mang tính chức năng hóa và ít cảm xúc.
Trong khi đó hẻm phố của Việt Nam là một không gian văn hóa theo nghĩa năm chiều: ba chiều không gian cơ học, một chiều thời gian và một chiều của tâm linh. Hẻm phố ở Sài Gòn (ở Hà Nội gọi là ngõ) là một không gian văn hóa đậm đặc, đầy ắp. ở đó người ta chia sẻ với nhau mọi nỗi buồn vui, sướng khổ, nhọc nhằn và cả những mâu thuẫn nhỏ nhoi. Những cá nhân, gia đình, đôi khi cả dòng họ quan hệ với nhau từ kinh tế tới văn hóa và các mối quan hệ này được trải dài từ thế hệ này qua thế hệ khác, được nâng niu ở hôm nay và mang chúng theo tới tương lai.
- Bạn Cho thuê nhà mặt phố tại quận 1 Hồ Chí Minh hay đang tìm Cho thue nha mat pho tai quan 1 Ho Chi Minh ? Click vào đây để đăng tinCho thuê nhà quận 1 và tìm kiếm Thuê nhà quận 1 miễn phí, dễ dàng.
- Khi vào website của chúng tôi bạn có thể dễ dàng tìm kiếm Thuê nhà mặt phố quận 1 cũng như Cho thuê nhà mặt phố quận 1 được nhanh chóng hơn
Một trong các đặc tính quan trọng nhất của hẻm phố Sài Gòn là đa văn hóa và sự tồn tại hài hòa giữa các loại văn hóa ấy. Đa văn hóa là bản chất của bất cứ đô thị nào. Văn hóa Mỹ là loại văn hóa hợp chủng, nhưng sự tồn tại của chúng là độc lập và bên cạnh nhau. Những China town, Indian Town, Mexico Town, và Little Saigon đứng bên cạnh nhau như những thực thể độc lập. Còn đa văn hóa ở Sài gòn là sự đan xen và hoà trộn vào nhau. Bất cứ một hẻm phố nào của Sài Gòn cũng có thể tìm thấy những sự khác biệt nhau về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc nhập cư, nhưng cũng không ở đâu mà chỉ một khu dân cư nhỏ với một vài con hẻm dài chừng vài trăm mét mà có đủ mặt nhà thờ thiên chúa giáo, tin lành và chùa sống bình yên bên nhau như ở thành phố này. Hơn thế nữa những người dân khác nhau về tín ngưỡng, dân tộc lại sống rất hoà hợp với nhau. Hôn nhân giữa người Việt, người Hoa, giữa người theo đạo Tin Lành và Thiên Chúa Giáo, giữa người Thiên Chúa Giáo và người theo đạo Phật là điều thường thấy ở nơi đây. Tất thảy mọi người đều chung vui với nhau trong ngày Giáng Sinh hay Phật Đản, bất kể họ là Công giáo hay Phật Giáo. Trong đám tang của một gia đình ai đó cùng hẻm phố thì người theo đạo Thiên Chúa Giáo vẫn làm lễ như người theo đạo Phật. Sự hoà trộn vào nhau này thật sự là một vẻ đẹp. Với người Việt Nam đó là điều bình thường, với người phương Tây thì qủa thật đó là điều đáng ngạc nhiên và khó hiểu.
2. Những thách thức đặt ra cho hẻm phố trong quá trình tái cấu trúc đô thị
Đô thị hóa theo kiểu công nghiệp hiện đại mang lại nhiều thứ, nhưng rõ ràng nó cũng đã mang lại nhiều điều khiến chúng ta phải suy nghĩ. Có nhiều thứ thay đổi dưới tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa, buộc người ta phải chuyển từ một lối sống nông nghiệp hoặc bán nông, bán thị sang lối sống thị dân và những quan hệ xã hội theo kiểu thị dân cũng như những cách thức ứng xử làng xã bị buộc phải thay đổi theo hoàn cảnh mới. Văn hóa hẻm đang bị thách thức.
Văn hóa hẻm phố sẽ biến mất trong nay mai chăng? Tại TP. Hồ Chí Minh đã có ý tưởng táo bạo và không kém phần lãng mạn là sẽ xóa sạch các con hẻm nhỏ bé hiện nay để thay thế bằng những chung cư cao tầng, những con đường rộng thênh thang chạy vuông bàn cờ có mặt đường rộng tiêu chuẩn tối thiểu 8 mét. Điều đó đã không trở thành hiện thực, một phần vì lý do kinh tế, nhưng phần khác là lý do văn hóa. Những con hẻm bé xíu vẫn ngang nhiên tồn tại ở các thành phố cực kỳ hiện đại như Bắc Kinh, Tokyo, Paris, Seoul và chúng chính là nơi hấp dẫn khách du lịch đến khám phá về tính đa dạng của nền văn hóa đô thị. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận một thực tế là có thể những con hẻm này sẽ mất dần đi, trước hết là ở những hẻm của người giàu hoặc đang giàu. Chúng bị thu hẹp lại hoặc chuyển sang những dạng thức khác có thể tốt hơn và cũng có thể dở hơn tùy theo quan niệm và cách đo lường ở các hẻm phố có nhiều công chức, những người làm công ăn lương và kể cả giới trí thức. Nhưng nói một cách tổng quát thì văn hóa hẻm sẽ còn tồn tại rất lâu nữa, vấn đề là ở chỗ chúng ta cần nhìn nhận chúng trong một nhãn quan khoa học nhằm giữ lại những cái hay và khắc phục những mặt dở của nó để không rơi vào nệ cổ thái quá, điều này cũng giống như chúng ta đã từng nhiều lần đặt câu hỏi đối với nhiều dạng thức khác nữa của văn hóa truyền thống như văn nghệ, kiến trúc, âm nhạc. Việc phát hiện cho được qui luật phát triển của những con hẻm trong bối cảnh phát triển chung của đô thị để từ đó đưa ra những bước đi và cách thức hợp lý. Có một điều cần nhận thức rõ ràng là nếu chúng ta muốn giữ lại một chút nào đó của “văn hóa hẻm” truyền thống trong hoàn cảnh mới thì phải chủ động định hướng và tích cực hành động. Nếu cứ để phát triển tự nhiên thì e rằng cái gọi là “văn hóa hẻm” theo kiểu cộng đồng làng xã truyền thống sẽ không còn nữa.
3. Một vài đề xuất cho việc tái thiết kế và cấu trúc hẻm phố
Cần phải tạo ra các không gian giao tiếp cộng đồng để mọi người tiếp xúc với nhau nhiều hơn, giảm bớt kiểu quan hệ “ẩn danh” và quá thiên về “chức năng”. Ngoài những không gian truyền thống như chùa, nhà thờ, quán cóc, chợ nhỏ ra thì cần thiết phải có các điểm gặp gỡ nhau như câu lạc bộ, phòng đọc. Tuy nhiên, ở những con hẻm chật hẹp, diện tích ở qúa nhỏ thì không nhất thiết phải có một địa điểm riêng biệt mà sự lồng ghép nhiều chức năng vào nhau là hoàn toàn có thể. Điều này đã thành công ở Philipinnes khi người dân biến nhà ở thành nơi tụ họp, đọc kinh tập thể và vui chơi giải trí.
Cần có những quan niệm mới, tư duy lại về những con hẻm trong qúa trình chỉnh trang nội thị. Nếu các điểm dân cư mới tại các khu vực đô thị hóa mới có sự phân chia chức năng rất rõ ràng giữa nội và ngoại thất, giữ khu làm việc và nghỉ ngơi, giữa nơi ở của hộ gia đình và công trình công cộng, giữa đường giao thông và khu vực sinh hoạt thì trong một con hẻm nhỏ dường như tất cả không gian mang tính chức năng được trộn lẫn vào nhau. Thật thú vị khi chúng ta hình dung ra mỗi con hẻm giống như một “cái ống không gian văn hóa-xã hội” khi bịt hai đầu lại thì đó chính là một không gian làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí. Người ta dựng sạp vượt ra khỏi phạm vi một khuôn viên gia đình lấn ra hẻm để cho một đám cưới, đám tiệc, đám tang mà mọi người không phàn nàn, hay trẻ em lấy một đoạn hẻm làm chỗ chơi, người già kê thêm vài cái ghế để uống cà phê buổi chiều đã cho thấy hẻm là một không gian đa chức năng. Yếu tố này cần được xem xét đến khi cải tạo và chỉnh trang, nếu như nóng vội hay cực đoan có thể làm hỏng đi một không gian văn hóa truyền thống.
Trong quá trình cải tạo lại hẻm, mở rộng thêm ra hoặc khoét lõm để tạo ra những không gian giao tiếp, nhất là cho người gìa và trẻ em là điều cần được chú ý. Những hẻm quá nhỏ, bẩn thỉu lầy lội dường như không có chỗ cho mọi người gặp gỡ nhau, trao đổi với nhau. Trong thời gian gần đây, hàng chục con hẻm của Phú Nhuận, Bình Tân được cải tạo lại, mở rộng thêm ra làm cho thông thoáng và sạch sẽ hơn không chỉ có tác dụng làm cho giao thông tốt hơn, môi trường tự nhiên sạch hơn mà nó tạo ra được những khoảng không gian giao tiếp cộng đồng rất lý thú. Một quán cà phê nho nhỏ, dăm ba cây cảnh, một hòn non bộ xuất hiện ở những khoảng lõm giữa hai nhà, một vài chiếc ghế đá đặt ở nơi giao nhau đầu hẻm cũng đủ chỗ để cho các cụ ông bày bàn cờ tướng mỗi buổi chiều, một mảnh đất nhỏ xíu khi xưa là nơi đổ rác nay được cải tạo thành một vườn dạo nho nhỏ cho các cụ bà hàn huyên và các cháu nhỏ tung tăng đã làm giàu thêm tính nhân văn ở những con hẻm. Một sinh viên Đại học kiến trúc đã nhận được giải thưởng sáng tạo trẻ vì có ý tưởng tạo ra các điểm nút văn hóa (cultural pause) ở các dãy phố dài vô tận và ở những con hẻm đông đúc dân cư.
Nên phát triển các loại hình sinh hoạt công cộng, kể cả các loại hình chính thức và không chính thức. Không chỉ có sinh hoạt tổ dân phố theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” mà nên chú trọng phát triển các loại khác nữa như các nhóm xã hội nhỏ, câu lạc bộ, chẳng hạn như nhóm “tiết kiệm phụ nữ”, đội bóng chuyền của thành niên, đội ca múa hát thiếu nhi, câu lạc bộ dưỡng sinh. Cái chính yếu là tạo ra không gian sinh hoạt công cộng và không khí tập thể. Đặc biệt là phát triển mô hình khu phố văn hóa theo chiều sâu. Đây là một mô hình tốt nếu biết phát huy sự liên kết cộng đồng của nó. Khu phố văn hóa là loại hình tự quản của người dân trên tinh thần tự nguyện. Họ cùng nhau thảo luận, cùng nhau lập ra qui ước văn hóa, các qui tắc ứng xử trong nội bộ phố phường. Theo một nghĩa nào đó thì đây là hương ước phố phường, hay nói một cách khác đó chính là một cách duy trì văn hóa làng xã trong lòng đô thị. Tuy nhiên loại hình này cần giảm bớt hình thức chủ nghĩa và không nên chính trị hóa và biến nó thành thiết chế hóa chính thức, như thế sẽ làm nó trở nên khô cứng và mất sinh khí.
Cũng như phố chuyên doanh, hẻm văn hóa là một đặc sản của TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong bối cảnh mới nó cũng cần phải được thay đổi cho phù hợp. Nhưng thay đổi như thế nào?, Bỏ đi cái gì giữ lại cái gì ? Cần phải được nghiên cứu một cách cẩn trọng để bỏ cái cần bỏ và giữ cái cần giữ.
Một lúc nào đó, nếu bạn thấy một vài ông Tây lạ hoắc cứ đi tới đi lui trong một con hẻm, tay lăm lăm cái máy ảnh thì bạn đừng ngại ngần chỉ dẫn cho ông ta và tự hào mà nói “ngõ nhỏ, phố nhỏ-nhà tôi ở đó”.
- Bạn có thể tìm kiếm thêm những tin đăng Nhà đất cho thuê ở các quận khác lân cận khác trên Nhà đất Số:
Cho thuê nhà mặt phố tại quận Bình Thạnh Hồ Chí Minh
Cho thuê nhà mặt phố tại quận Bình Tân Hồ Chí Minh
Truy cập để xem nhiều hơn tại NhaDatSo.com – Mạng Nhà Đất Số 1 Việt Nam
Hotline: (08) 6262.3838 / (08) 2266.3838 / (08) 2268.3838
Leave a Reply