9 bước giúp tăng cơ hội kinh doanh thành công của bạn

Nếu có nhiều người quan tâm tới những thứ bạn cung cấp, thì rủi ro của việc theo đuổi nó toàn thời gian sẽ ít hơn. Nếu ít người quan tâm, bạn có thể muốn điều chỉnh lại sản phẩm, giá cả hoặc mô hình trước khi đầu tư toàn bộ thời gian và công sức.

Nếu bạn thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc đang không hạnh phúc với công việc của mình, thì ý tưởng nắm quyền kiểm soát và trở thành ông chủ của chính mình nghe có vẻ hấp dẫn lúc này. Thêm nữa, thập kỷ vừa qua đã cho chúng ta thấy rằng các công việc không quá phụ thuộc như suy nghĩ ban đầu của chúng ta.

kinh doanh thành công

  •  Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, các tỷ lệ thành công đối với các doanh nghiệp mới cũng khá đáng sợ, với phần lớn các doanh nghiệp mới thất bại chỉ trong vài năm. Mặc dù không có điều gì là chắc chắn, nhưng nếu bạn đang nghĩ tới việc bỏ công việc hiện tại để mở công ty riêng thì việc chuẩn bị trước khi làm luôn có lợi ích đáng kể.

Dưới đây là 9 cách đảm bảo rằng bạn đã có sự chuẩn bị trước khi mở công ty riêng để tự tạo cho mình những cơ hội tốt nhất để thành công.

1. Xác định và đánh giá các mục tiêu của bạn

Bạn không thể hình dung ra tới bất cứ đâu nếu không biết mình muốn đi đâu. Thêm nữa, khi đã có mục tiêu đó, bạn cần biết liệu con đường của mình có phải là đường thẳng dẫn tới việc đạt được những điều bạn muốn không.

Hãy hỏi bản thân những câu hỏi khó về lý do tại sao bạn thực sự muốn mở một công ty. Liệu bạn có đang tìm cách làm giàu nhanh? Bạn có muốn thể hiện tài năng, ý tưởng hoặc dịch vụ mới của mình? Bạn có quá mệt mỏi với việc sếp chỉ đạo những việc bạn phải làm?

Những mục tiêu kiểu này có thể dẫn bạn tới con đường sai. Mặt khác, nếu bạn yêu ý tưởng điều hành một công ty, thì nếu bạn thích tạo ra các hệ thống và thủ tục, thích phục vụ khách hàng và nếu bạn muốn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau cũng như cân bằng các trách nhiệm, thì kinh doanh là con đường hoàn hảo dành cho bạn.

2. Cất đi một ít tiền mặt

Chi phí mở một công ty trong nhiều ngành có thể khá nhiều. Tuy nhiên đó mới chỉ là một phần của câu chuyện. Các công ty thường phải mất vài năm để có được nền tảng vững chắc, vì vậy bạn cần phải có đủ tiền để mở công ty, vận hành nó ổn định và có thể sống được.

Nếu bản thân bạn không có tiền, hãy xác định xem liệu bạn có đủ tín nhiệm để tiếp cận vay vốn không. Sự suy thoái khiến việc bảo toàn vốn trở nên khó khăn hơn và bạn không muốn mới có ba tháng kinh doanh mà đã phải quyết định liệu có tiếp tục duy trì công ty hay trả tiền thuê hoặc thế chấp- đó là kế hoạch thất bại.

3. Có kinh nghiệm thích hợp

Có thể quản lý nhân viên và các nhà cung cấp là loại kỹ năng bạn cần có được trước khi mở công ty riêng của mình. Bạn cũng sẽ cần hiểu biết cặn kẽ ngành của mình từ trong ra ngoài, bao gồm cả những lĩnh vực bạn không quen thuộc hoặc thích như tiếp thị, kế toán và nhiều lĩnh vực khác nữa.

Bạn không có kinh nghiệm? Hãy dành thời gian làm việc trong một công ty tương tự, theo dõi một chủ doanh nghiệp trong ngành của bạn hoặc nhận một công việc làm thêm vào các buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần ở một công ty tương tự. Hãy thử nghiệm trước khi mở công ty của riêng mình.

4. Xây dựng mạng lưới

Đôi lúc kinh doanh không phụ thuộc vào những điều bạn biết mà là những người bạn biết. Nếu bạn không quen biết nhiều người hoặc mới chỉ mới gây dựng các mối liên hệ thì giờ là lúc tập trung xây dựng một mạng lưới vững chắc.

Các mối liên hệ mạnh có thể đem lại những lời khuyên kinh doanh có giá trị và những lời giới thiệu để bạn có được giá cả, các điều khoản và điều kiện thuận lợi từ các nhà cung cấp và các dịch vụ chuyên nghiệp. Các mối liên hệ là là nguồn tiếp thị và giới thiệu khách hàng của bạn, và đây là yếu tố sống còn với một doanh nghiệp mới.

5. Biết chính mình

Bạn thích giữ nguyên hiện trạng và tránh những điều bất ngờ? Bạn có thể chịu được cuộc sống nhiều thăng trầm trong đó bao gồm cả những thăng trầm về tài chính? Liệu khoản tiền tiết kiệm và tài khoản ngân hàng của bạn có thể chống đỡ được những lúc thăng trầm như thế?

Nếu bạn là người thích sự ổn định và  sự kiểm soát, hoặc bạn thích mọi thứ theo kế hoạch, thì trò tàu lượn siêu tốc của việc mở công ty mới không dành cho bạn. Hãy thành thật với tính cách của mình trước khi bắt tay vào làm.

6. Tới gặp luật sư của bạn

Nếu bạn đang chuẩn bị mở một công ty cạnh tranh (trực tiếp hoặc gián tiếp) với công ty bạn đang đầu quân hiện nay hoặc nếu bạn dự định gọi cho các khách hàng hoặc các mối liên hệ có từ tước, thì bạn sẽ thấy mình bị ràng buộc về mặt pháp lý, tùy theo thủ tục giấy tờ mà bạn đã ký với nhà tuyển dụng hiện nay (hoặc trước đó).

Hãy kiểm tra với luật sư của mình để đảm bảo rằng bạn hoàn toàn minh bạch hoặc tìm ra những điều bạn cần làm để tránh những tình huống kiện tụng pháp lý rắc rối.

7. Theo dõi đối thủ

Trước khi bạn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, hãy xem xét nghiêm túc thị trường và các đối thủ của mình. Liệu thị trường của bạn có bão hòa với các doanh nghiệp thành công? Hay thị trường của bạn đầy rẫy những doanh nghiệp yếu kém để lại danh tiếng xấu?

Cả đối thủ tốt và xấu đều sẽ ảnh hưởng tới mức độ thành công của công ty bạn. Bạn sẽ cần tiếp thị và xây dựng thương hiệu để công ty bạn tỏa sáng vượt xa các đối thủ và có thể thay thế những công ty tồi.

8. Kiểm tra khả năng mở rộng của ý tưởng

Các doanh nghiệp thành công nhất đều dựa vào sự tự động hóa và phân quyền. Liệu các nhân viên khác có thể làm công việc của bạn không? Nếu không, liệu bạn có thể dạy những người khác làm các việc phải làm theo một cách dễ làm ?

Nếu công ty của bạn dựa vào các kỹ năng của bạn và chỉ kỹ năng của bạn, thì bạn có thể có một công việc thành công, nhưng có thể nó không phải là cơ hội kinh doanh mà bạn đang tìm kiếm.

  •  Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

9. Trước tiên hãy bán hàng!

Có quá nhiều doanh nhân dành thời gian và tiền bạc xây dựng các cửa hàng bán lẻ, sản xuất các sản phẩm hoặc phát triển các dịch vụ cung cấp mà không thực sự đánh giá được tính khả thi của thị trường. Hãy xem liệu bạn có thể thu hút được sự quan tâm (như đặt hàng, đặt cọc…) trước khi đầu tư quá nhiều vốn.

Nếu có nhiều người quan tâm tới những thứ bạn cung cấp, thì rủi ro của việc theo đuổi nó toàn thời gian sẽ ít hơn. Nếu ít người quan tâm, bạn có thể muốn điều chỉnh lại sản phẩm, giá cả hoặc mô hình kinh doanh trước khi đầu tư toàn bộ thời gian và công sức.

Đầu tư thời gian và công sức từ trước sẽ giúp bạn tránh rơi vào tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp phá sản.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>