Khó khăn trong quá trình dạy nghề cho lao động nông thôn

Theo Bộ LĐ-TB-XH, năm 2010, cả nước đã hỗ trợ cho 345.140 người theo đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến 2020”. Trong đó, khoảng 48,6% theo học các nghề nông nghiệp và 51,4% học các nghề phi nông nghiệp. Tỉ lệ học viên có việc làm sau học nghề đạt khoảng 70%, một số địa phương đạt trên 80%. Như vậy, đề án “Đào tạo nghề LĐNT đến năm 2020” là cơ hội cho các tỉnh, thành nâng chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

Cuối tháng 5 vừa qua, Trung tâm Dạy nghề (TTDN) Nhà Bè – TPHCM làm lễ bế giảng lớp may công nghiệp cho 63 học viên thuộc diện xóa đói giảm nghèo, lao động nông thôn (LĐNT) chưa có nghề. Ngay sau lễ bế giảng, 100% học viên được Công ty Giày Viễn Thịnh nhận vào làm việc với mức lương hơn 2 triệu đồng/tháng.

Nỗ lực tạo

Ông Trần Tiến Đạt, Giám đốc TTDN Nhà Bè, cho biết đây là chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng giữa trung tâm với Công ty Viễn Thịnh nhằm tạo cơ hội việc làm cho LĐNT. Trong quá trình học tập, người lao động không phải đóng học phí mà còn được hỗ trợ cơm trưa và 50.000 đồng/ngày. Để đạt được kết quả trên, TTDN Nhà Bè đã có nhiều hoạt động trong việc vận động học viên là LĐNT học nghề. Cụ thể, ngoài việc đưa đội ngũ giáo viên, chuyên viên xuống từng phường, xã vận động, trung tâm còn phối hợp với Hội Nông dân, Hội LHPN… động viên các hộ cho con em học nghề. Đặc biệt, trung tâm còn đưa những học viên học nghề có việc làm ổn định xuống từng địa phương để minh chứng cho lợi ích của học nghề.

Còn tại tỉnh Nam Định, để triển khai đề án dạy nghề cho LĐNT, từ tháng 4-2010 tỉnh đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, biên soạn tài liệu, tờ rơi, bản tin… Ngoài ra, tỉnh còn tiến hành điều tra hộ dân trên địa bàn, tập trung giáo viên làm công tác tuyển sinh, đào tạo ở các trường nghề phối hợp với điều tra viên để tuyên truyền, tư vấn. Đến nay, Nam Định đã dạy nghề cho khoảng gần 3.400 LĐNT với các nghề  như: thêu ren, nuôi cá nước ngọt; chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăm sóc cây cảnh… Tỉ lệ lao động có việc làm sau học nghề  đạt 85% với thu nhập ổn định từ 1,8 triệu đến 2,5 triệu đồng/tháng.


Học viên học nghề may tại Trung tâm Dạy nghề Nhà Bè

Vẫn còn “mò mẫm”

Theo Bộ LĐ-TB-XH, năm 2010, cả nước đã hỗ trợ dạy nghề cho 345.140 người theo đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến 2020”. Trong đó, khoảng 48,6% theo học các nghề nông nghiệp và 51,4% học các nghề phi nông nghiệp. Tỉ lệ học viên có việc làm sau học nghề đạt khoảng 70%, một số địa phương đạt trên 80%. Như vậy, đề án “Đào tạo nghề LĐNT đến năm 2020” là cơ hội cho các tỉnh, thành nâng chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đề án đã phát sinh không ít khó khăn. Nguyên nhân là do nhận thức của người dân về học nghề còn hạn chế; việc chọn ngành nghề đào tạo sao cho vừa phù hợp với sự phát triển của từng địa phương, vừa bảo đảm việc làm ổn định cho người lao động sau khi tốt nghiệp là rất khó. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho đối tượng LĐNT cũng không đơn giản. Theo ông Nguyễn Viết Quý, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nam Định, tuy đạt được những thành công bước đầu nhưng sau hơn một năm triển khai công tác dạy nghề, tỉnh vẫn còn đang “mò mẫm” trong việc định hướng ngành nghề đào tạo sao cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Đáng chú ý là nhìn nhận của lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long (đề nghị không nêu tên): “Nếu đúng như con số báo cáo của bộ thì quá đẹp. Các địa phương khác không biết thế nào chứ ở chỗ tôi, đào tạo xong, họ lại quay về là anh nông dân, hoặc là cày sâu cuốc bẫm, hoặc đi làm mướn với công việc chẳng dính dáng gì tới nghề đã học. Thế nhưng, vẫn phải báo cáo là có việc làm…”.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>