Đừng nên “kén chọn” người trả tiền cho bạn!

Nếu bạn muốn làm ăn kiểu cò con thì hãy lựa chọn ngành và khách hàng cẩn thận. Nhưng nếu bạn có các mục tiêu lớn hơn cho doanh nghiệp và cuộc đời bạn, hãy xem mỗi khách hàng tiềm năng là một cơ hội mới đầy hứng khởi. Hãy lắng nghe, học hỏi và thích ứng. Đó là con đường tới thành công.  

Kết quả hình ảnh cho business

Nếu bạn muốn làm ăn kiểu “cò con” thì hãy lựa chọn ngành kinh doanh và khách hàng cẩn thận. Nhưng nếu bạn có các mục tiêu lớn hơn cho doanh nghiệp và cuộc đời bạn, hãy xem mỗi khách hàng tiềm năng là một cơ hội mới đầy hứng khởi. Microsoft, Dell, Sony, Starbucks,… khởi đầu đều là các doanh nghiệp dịch vụ nhỏ nhưng nhờ lắng nghe khách hàng, dõi theo thị trường đã trở thành những “ông lớn” trong ngành.
 

Đến với business thienmy  để đọc những tin mới về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!

 

 

 

Lời khuyên mà bạn và các doanh nhân thường được nghe là cần tuyển chọn kỹ công việc kinh doanh mà bạn muốn làm và khách hàng mà bạn muốn kết nối. Nếu bạn phải tập trung vào điều gì đó, sao không tập trung vào công việc mà bạn muốn làm và người mà bạn muốn làm việc cùng?

Điều này có vẻ có ý nghĩa phải không? Có – nếu bạn không ngại phải “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” trong suốt phần đời còn lại.

Bài học từ Bill Gates và Microsoft

Hơn 30 năm làm việc trong giới công nghệ cao và nhiều ngành khác nữa, tôi chưa từng một lần thấy chiến lược đó hiệu quả, nhưng tôi đã thấy nó thất bại hàng tá nếu không muốn nói là hàng trăm lần. Quan trọng hơn, một số doanh nhân và công ty nổi tiếng nhất thế giới không bao giờ đạt được dù chỉ một phần thành công của họ nếu họ làm theo lời khuyên kia.

Tôi xin kể với các bạn một câu chuyện. Có thể trước đây bạn đã từng nghe rồi, nhưng đây mới là những điều thực sự xảy ra.

Vào mùa hè năm 1980, một nhóm quan chức của công ty IBM đã bay tới Seattle và đề nghị Bill Gates (người sáng lập nên công ty khởi sự Microsoft khi đó) cung cấp cho họ một hệ điều hành cho một sản phẩm mới có tên gọi là máy tính cá nhân. Gates đang lập trình ngôn ngữ, nên ông giới thiệu họ với Gary Kildall của công ty Digital Research (DRI) ở Pacific Grove.

Khi những người của công ty IBM tới DRI, họ đã gặp vợ của Kildall và người quản lý kinh doanh, người này đã từ chối ký vào thỏa thuận không tiết lộ của họ. Và mặc dù sau đó họ đã gặp Gary nhưng họ vẫn không thể đạt được một thỏa thuận cấp bản quyền cho hệ điều hành CP/M nổi tiếng của ông này.  

IBM đã quay trở lại với Gates, người cuối cùng cũng đồng ý giúp họ. Gates đã mua một hệ điều hành khác – QDOS từ nhà lập trình Tim Paterson ở Seattle với giá 50 ngàn đô la, tạo ra một số thay đổi và cấp phép cho IBM sử dụng và thu phí bản quyền đối với mỗi bản sao được bán ra.

Bài học khá đơn giản. Mặc dù IBM không phải là khách hàng lý tưởng của Gates (vì Gates không tạo ra các hệ điều hành) và Kildall (vì ông không thích vụ làm ăn này), nhưng Gates đã linh hoạt hơn Kildall rất nhiều. Ông đã thực hiện thương vụ và kết quả thấy ngay là đã trở thành người giàu nhất thế giới và là chủ tịch của một trong những công ty có thế lực nhất trong lịch sử.

Muốn thành công, hãy học hỏi từ khách hàng

Tất nhiên đây mới chỉ là một câu chuyện, tôi có thể kể với bạn hàng tá câu chuyện khác cho thấy lý do tại sao bạn nên luôn cởi mở và linh hoạt đối với các nhu cầu của khách hàng và tại sao ngoài những tiêu chí hiển nhiên như khả năng chi trả của họ và nguyên tắc cũng như bản năng nghề nghiệp của bạn, thì bạn không nên quá kén chọn đối tác làm ăn với mình.   

Sự thật là, khách hàng biết nhu cầu của họ là gì và cách để bạn có thể phục vụ họ tốt hơn. Quan trọng hơn, họ thường ý thức rõ về các xu hướng ngày càng tăng và đôi khi họ là những người tạo ra những đột phá trên thị trường như trong trường hợp công ty IBM.  

Đó là lý do tại sao hầu hết các doanh nghiệp khởi sự thành công không lớn mạnh ngay với ý tưởng đầu tiên của họ. Họ học hỏi từ các khách hàng và thị trường. Họ thích ứng.

Đó là chưa kể tới việc phân biệt đối xử hoặc đánh giá một khách hàng tiềm năng ở các khía cạnh khác ngoài lĩnh vực kinh doanh là một sự lỗ mãng, vô lý và ngu ngốc. Bạn không thể đánh giá được hết mọi thứ chỉ qua vẻ bề ngoài.

Thêm một lời khuyên nữa dành cho bạn: Kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ có thể rất khó khăn. Vấn đề là doanh thu của bạn tương xứng với thời gian bạn bỏ ra. Đó là lý do tại sao phát triển và tiếp thị một sản phẩm hoặc cấp bản quyền cho một công nghệ luôn là cách để nâng tầm và phát triển một doanh nghiệp nhỏ thành một công ty thịnh vượng, có lợi nhuận cao.

Ngoài Microsoft, các công ty như Dell, Sony, Starbucks, 3M và Kraft Foods – cũng đều khởi đầu là các doanh nghiệp dịch vụ nhỏ – và đều lắng nghe khách hàng, dõi theo thị trường, có được sản phẩm tốt và trở thành những ông lớn trong ngành.    

 
Nếu bạn muốn làm ăn kiểu cò con thì hãy lựa chọn ngành kinh doanh và khách hàng cẩn thận. Nhưng nếu bạn có các mục tiêu lớn hơn cho doanh nghiệp và cuộc đời bạn, hãy xem mỗi khách hàng tiềm năng là một cơ hội mới đầy hứng khởi. Hãy lắng nghe, học hỏi và thích ứng. Đó là con đường tới thành công.  

 

Tin Tức Chứng Khoán
Nhân vật Nổi Tiếng
Khoa học Công Nghệ
Hồ sơ Doanh Nghiệp
Thông Tin Khởi Nghiệp
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>