Bí quyết giúp tiền bạc luôn ở mãi với bạn
Hãy bảo vệ bản thân bằng cách tránh các vụ mời chào nghe quá hấp dẫn, chia sẻ số thẻ an sinh xã hội và các thông tin cá nhân khác trên mạng với những người lạ, trình báo với cơ quan chức năng khi thấy dấu hiệu tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng bị hao hụt đáng ngờ.
Đến với business thienmy để đọc những tin mới về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!
1. Phân tích việc chi tiêu của bạn
Phân tích việc chi tiêu tháng trước để xem tiền của bạn đi đâu và khoản nào bạn có thể cắt đi để thêm vào tài khoản tiết kiệm của bạn.
Nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ theo dõi tiền trực tuyến thông qua các tài khoản trực tuyến và các công cụ theo dõi tiền như Mint.com để bạn dễ dàng theo dõi tiền bạc hơn.
2. Định ra số tiền bạn muốn để dành cho thời kỳ nghỉ hưu
Hãy tính toán số tiền bạn muốn tiết kiệm được trước khi nghỉ hưu (các công cụ tính toán trực tuyến có thể hỗ trợ).
Muốn nhanh hơn, hãy nhân mức lương hàng năm hiện tại của bạn với 12. Xem bạn đã gần mục tiêu đó đến đâu và cần phải thay đổi những gì (chẳng hạn như làm việc nhiều giờ hơn hay tiết kiệm nhiều hơn) để đạt được mục tiêu đó.
3. Kiểm tra phí đầu tư của bạn
Hãy kiểm tra các mức phí đầu tư hiện bạn đang chi trả thông qua các tài khoản hưu trí và cân nhắc chuyển sang dùng các quỹ có mức phí thấp hơn.
Hãy cố gắng tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt bất cứ lúc nào có thể.
4. Tận dụng các cơ hội giảm thuế
Hãy đảm bảo bạn đang tận dụng tất cả các khoản miễn giảm thuế sẵn có dành cho bạn.
Hãy hỏi lại bộ phận nhân sự xem liệu có các lợi ích nào dành cho nhân viên mà bạn chưa tận dụng không.
5. Cân bằng danh mục đầu tư
Hãy cân bằng danh mục đầu tư của bạn mỗi quý một lần để đảm bảo nó phản ánh đúng độ tuổi hiện tại của bạn và mức rủi ro lý tưởng.
Đối với người trên dưới 30 tuổi thì điều đó có nghĩa là 70% số tiền sẽ đầu tư vào cổ phiếu và 30% vào trái phiếu và các tài sản an toàn hơn.
Với những người trên dưới 60 thì tỷ lệ này có sự đảo ngược.
6. Xem xét cách sống của bạn
Hãy khai thác những thay đổi về phong cách sống có thể giúp tăng mức tiết kiệm cá nhân của bạn.
Liệu sống cùng với các thành viên khác trong gia đình theo kiểu gia đình nhiều thế hệ có được không?
Nếu sau này sống như vậy có ổn không?
Nếu bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách sống tại nhà để dành tiền trả các khoản vay thì hãy làm như vậy.
7. Có chí thì nên!
Hãy viết một bản ước nguyện lúc bạn ở độ tuổi trên dưới 20 hoặc 30 và cũng nên cân nhắc lập ra các hồ sơ ủy nhiệm về chăm sóc sức khỏe và người được ủy quyền.
Cuộc sống sau này của bạn sẽ ung dung hơn nếu có sẵn kế hoạch hành động.
8. Mua bảo hiểm cho gia đình bạn
Hãy đảm bảo bạn có khoản bảo hiểm nhân thọ phù hợp, nhất là trong trường hợp các thành viên trong gia đình sống dựa vào thu nhập của bạn.
Nếu bạn hoặc người thân chẳng may mất đi, hẳn là bạn muốn họ được đảm bảo về mặt tài chính để họ có thể đứng vững trên đôi chân của họ ngay cả sau thảm kịch và mất mát.
9. Tiết kiệm cho tới khi bạn thỏa mãn
Hãy tăng mức tiết kiệm của bạn theo thời gian cho tới khi bạn đạt được mục tiêu. Với một người trên dưới 20 tuổi không có lương hưu, thì mức mục tiêu phải là 20% thu nhập của người đó.
Hãy lập tài khoản tiết kiệm tự động thông qua tài khoản ngân hàng hoặc tiền lương của bạn.
10. Giảm thiểu nợ nần
Hãy giảm thiểu mức nợ mà bạn đang phải gánh, nhất là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ tín dụng. Nếu bạn đang gánh những khoản nợ như vậy, hãy lên kế hoạch thanh toán hết trong thời gian sớm nhất.
Nếu bạn cứ đi theo các khoản nợ, thì nó sẽ nhấn chìm bạn trong suốt phần đời còn lại.
11. Nhân tố trong gia đình
Hãy xem lại việc trợ cấp của bạn đối với các thành viên trong gia đình như bố mẹ hoặc con cái đã trưởng thành và cân nhắc xem liệu việc đó có ảnh hưởng tiêu cực tới sự an toàn về tài chính và khả năng tiết kiệm của bạn không.
Nếu có, hay cân nhắc xem có nên tiếp tục các khoản trợ cấp lớn như vậy không, hoặc xem có sự lựa chọn thay thế nào khác không.
12. Thấy rằng việc chăm sóc dài hạn là đúng đắn đối với bạn
Hãy cân nhắc xem liệu bạn có nên mua bảo hiểm nhân thọ dài hạn không.
Những người có tài sản trị giá hơn 50 ngàn đô la có thể thấy rằng bảo hiểm nhân thọ dài hạn cho phép họ đủ tiền chi trả cho cuộc sống hoặc việc chăm sóc tại các viện dưỡng lão khi họ cần.
13. Tìm kiếm các khoản thu nhập hưu trí thay thế
Hãy nghiên cứu xem liệu mua một khoản có mức chi trả hàng năm có đem lại mức lợi nhuận về mặt tài chính cao hơn trong tương lai hay không.
Những người không có thu nhập khi nghỉ hưu có thể hưởng lợi từ khoản tiền góp đều đặn vào quỹ hưu trí.
14. Tiếp tục làm việc sau khi nghỉ hưu
Hãy lên kế hoạch tiếp tục làm việc khi nghỉ hưu dù việc đó có thuộc lĩnh vực mà bạn đang làm hiện tại hoặc một việc mới.
Nếu bạn gần độ tuổi về hưu, hãy bắt đầu tiến hành các bước thực hiện kế hoạch đó như tham dự thêm các khóa đào tạo hoặc các chứng chỉ.
15. Tận dụng sức mạnh của tiền lương hưu
Hãy tận dụng các khoản chi trả từ các quỹ an sinh xã hội bằng cách hoãn nhận các khoản lợi nhuận cho tới năm 70 tuổi nếu có thể.
Nếu bạn có thể đợi để nhận nó cùng với khoản tiền tiết kiệm của bạn và bằng cách làm việc ngay cả khi về hưu, bạn sẽ có thể thu được nhiều hơn từ chính phủ và thực sự sung túc trong giai đoạn vàng của bạn.
16. Liệu có nên tham gia từ thiện không?
Hãy cân nhắc xem liệu bạn có muốn tài trợ tiền cho các tổ chức từ thiện không và nếu có, hãy lên kế hoạch thực hiện.
Bạn có thể được cắt thuế nếu tài trợ ngay, và có lẽ bạn nên theo cách làm của Bill Gates.
17. Tránh bị lừa
Hãy bảo vệ bản thân bằng cách tránh các vụ mời chào nghe quá hấp dẫn, chia sẻ số thẻ an sinh xã hội và các thông tin cá nhân khác trên mạng với những người lạ, trình báo với cơ quan chức năng khi thấy dấu hiệu tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng bị hao hụt đáng ngờ.
Phong cách Cuộc Sống |
Pháp luật Đời Sống |
Tin Tức Doanh nghiệp |
Chính sách Kinh Tế |
Khám Phá Thế Giới |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Contact us: info@thienmy.com // (+1) 323 515 548
Cùng Danh Mục :
Liên Quan Khác
- Ý nghĩa của sự nghiệp kinh doanh còn quan trọng hơn cả tiền bạc
- Những “Chiêu độc” để thu hút khách hàng
- Tỷ phú 83 tuổi với triết lý ‘chăm sóc những con gà mái’ của mình
- Đã đến thời để phụ nữ kiếm tiền
- Rủi ro về tài chính với những người giả vờ giàu có
- Ước mơ làm giàu từ bất động sản của các chàng trai nghèo
- Thoái vốn ngân hàng: Người đắt hàng còn kẻ ế trơ
- ‘Trùm cỏ’ kiếm 4 tỷ đồng trong mỗi năm
- Đừng chọn công chức ‘nói hay, làm dở, chỉ xoay xở làm người lãnh đạo’
- Tại vì sao người Nhật phải đau đầu cải cách “thùng thư” của mình?
- “Vua đầu bếp” Minh Nhật: Không hối hận khi đã bỏ việc ngân hàng đi bán bánh mì
- 10 bài học diễn thuyết huyền thoại từ Donald Trump
- Tỷ phú Chính Chu rời khỏi Blackstone
- Cuộc hành trình đi đòi tiền hoàn thuế
- Chân dung cậu bé thần đồng 17 tuổi làm việc cho NASA
Leave a Reply