Chia sẻ 6 mẹo hay giúp cuộc trò chuyện trở nên hài hước
Người giao tiếp tốt là người không để cuộc nói chuyện trở nên buồn tẻ, thiếu sự hấp dẫn. Cách nói hài hước sẽ gây được ấn tượng mạnh nếu như biết sử dụng chúng một cách khôn ngoan, đúng lúc, đặc biệt sẽ giúp đối phương ghi nhớ được những gì bạn nói. Dưới đây là một số mẹo giúp câu chuyện trở nên hài hước
1.Sử dụng động tác phụ họa hợp lý
Bên cạnh lời nói thì ngôn ngữ cơ thể là thứ mà bạn cần nắm bắt tốt. Một câu nói hài hước luôn đi kèm với nó là những hành động, điệu bộ có thể gây cười như: nét mặt, cử động tay chân hay một hành động nào đó của cơ thể chẳng hạn. Tất cả những thứ đó sẽ là trang sức tuyệt vời cho những câu nói hài hước của bạn và đôi khi, chính những cái đó lại giúp thể hiện cá tính riêng của bạn, tạo cho bạn một phong cách rất riêng, không lẫn vào đâu được.
2.Từ ngữ hài hước
Để sử dụng từ ngữ tạo tính hài hước cho câu chuyện, bạn nên đọc nhiều sách, tiểu phẩm, truyện ngắn để trau dồi vốn từ của mình. Đọc các hài kịch để xem cách biến tấu và sử dụng ngôn ngữ của họ. Hài kịch của Molière có thể là nguồn tham khảo của bạn với tính chất trào phúng đầy tính kịch của nó. Xem nhiều hài kịch có ý nghĩa (chứ không phải hài nhảm đâu bạn nhé) cũng là cách để bạn nâng cao tính hài hước của mình.
Chú ý: không nên dùng từ ngữ thô tục. Bạn muốn trông thông minh và nói chuyện tốt hơn, vậy tạo dựng cái nhìn về mình là quan trọng hơn cả.
3.Cách thức truyền tải tới người nghe
Cách nói chuyện hài hước không có một mẫu số chung nào hay một công thức nhất định. Có thể chỉ cần một xíu thông minh trong trò chuyện cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt đối phương chẳng hạn. Và không phải cứ lúc nào cũng kể chuyện cười hay nói chuyện bậy cũng được đánh giá là nói chuyện hài hước. Cách nói chuyện hài hước đòi hỏi bạn phải thể hiện một cách tinh tế và khéo léo. Bạn cần chú ý đến chất giọng, cường độ âm tiết sao cho phù hợp với người nghe. Một nụ cười cùng sự giải thích rõ ràng, thi thoảng nói vài câu nói vui nhộn sẽ đem lại cho người nghe những cảm giác thú vị.
Để luyện tập điều này, nên xem nhiều vở hài kịch, nghe đài để học cách điều chỉnh giọng điệu của phát thanh viên…bạn sẽ học được nhiều điều đấy.
4.Chọn lựa chủ đề phù hợp
Để chọn chủ đề phù hợp bạn cần tránh những điều sau:
-Không lấy nỗi buồn, khiếm khuyết của người khác ra chế nhạo, châm biếm
-Không chọn chủ đề dung tục
-Không chọn chủ đề đã chọn nhiều lần
5.Thời gian là tất cả
Một diễn giả, một diễn viên hài hay bất kì một ai đó cũng sẽ nói với bạn thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng khi đưa ra những câu nói hài hước. Yếu tố thời gian chuyển hóa của các câu nói hài hước, có đi kèm với những biểu hiện nào hay không, như nụ cười, nét mặt, cử chỉ tay chân. Đôi khi những câu nói lửng cuối câu sẽ là những câu nói dễ gây cười và đáng nhớ nhất trong suốt buổi nói chuyện.
6.Đối tượng và biết điểm dừng
Người hài hước được đề cao không chỉ lối nói chuyện hài hước mà còn việc dùng sự hài hước đúng chỗ. Đừng cố pha trò khi đối tượng nói chuyện là người lớn tuổi, thích nghiêm túc, hoặc khi người ta đang có tâm trạng. Bạn sẽ chỉ trở thành một kẻ pha trò vô duyên mà thôi
Bạn nên cần phải xác định điểm dừng đúng lúc, cũng như xác định những gì đối phương muốn nghe để đối phương luôn cảm thấy quyến luyến và muốn nói chuyện tiếp túc ở những lần sau. lưu ý, sự hài hước phải phục vụ cho mục tiêu, cho thông điệp mà bạn đưa ra, chứ không phải là sự dài dòng lập đi lập lại quá nhiều lần nhé.
Hãy để những câu chuyện hài hước làm cuộc sống trở nên vui vẻ và tràn ngập hạnh phúc !
Leave a Reply