Ngân hàng siết chặt vốn vay bất động sản thế nhưng việc mua đất vẫn “sốt”
Nhân viên ngân hàng cho biết có hai phương án. Nếu chọn vay ưu đãi, thời gian cố định lãi suất càng dài, lãi suất càng cao. Cụ thể, nếu muốn cố định trong thời gian 12 tháng, lãi suất là 7,8%/năm; còn cố định 24 tháng lãi suất vọt lên 8,8%/năm. Sau thời gian này, lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất kỳ hạn 24 tháng cộng với biên độ 3,5%/năm (theo mức tính hiện nay là khoảng 10,7%/năm). Nếu vay theo chương trình ưu đãi, ngân hàng chỉ xét cho vay 50% nhu cầu. Số tiền còn lại chị phải vay theo chương trình thông thường với lãi suất 10,7%/năm.
Năm 2018 là năm của nhà đất, giá cả tăng cao cùng với việc ngân hàng siết chặt vay vốn. Điều này đã làm cho nhiều người dân hoang mang. Ai cũng ngán việc lãi suất cao nên đã tạo ra nhiều bất cập trong việc mua đất cất nhà. Điều đó đã được thể hiện như thế nào thì qua bài viết này bạn sẽ hiểu được rõ hơn.
1.Tăng lãi suất, siết chặt ưu đãi không làm giảm sức nóng của việc mua đất
Nhân viên ngân hàng cho biết có hai phương án. Nếu chọn vay ưu đãi, thời gian cố định lãi suất càng dài, lãi suất càng cao. Cụ thể, nếu muốn cố định trong thời gian 12 tháng, lãi suất là 7,8%/năm; còn cố định 24 tháng lãi suất vọt lên 8,8%/năm. Sau thời gian này, lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất kỳ hạn 24 tháng cộng với biên độ 3,5%/năm (theo mức tính hiện nay là khoảng 10,7%/năm). Nếu vay theo chương trình ưu đãi, ngân hàng chỉ xét cho vay 50% nhu cầu. Số tiền còn lại chị phải vay theo chương trình thông thường với lãi suất 10,7%/năm.
Ngoài ra, tùy theo thời gian cố định lãi suất, ngân hàng cũng ràng buộc người vay không được trả trước hạn (trong một thời gian nhất định). Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, hiện một số ngân hàng lớn còn áp dụng mức lãi suất dễ thở, dao động từ 8-9%/năm và cho cố định trong thời gian dài nhưng cũng siết dần điều kiện ưu đãi. Một số ngân hàng cổ phần áp dụng mức lãi suất cho vay mua đất, mua nhà, xây sửa nhà khá cao, có ngân hàng lên đến 12%/năm nếu khách hàng vay trung hạn. Trường hợp vay dài hạn, lãi suất thời điểm giải ngân lên đến 12,5%/năm. So với trước, lãi suất cho vay mua, xây, sửa nhà tại các ngân hàng cổ phần đã tăng khoảng 2%/năm. Bên cạnh đó, do giá nhà đất vừa qua tăng khá nóng, nên các ngân hàng cũng thẩm định lại giá và chỉ cho vay tối đa 70% giá trị.
Xem Thêm: Top 5 thời điểm thích hợp nhất để mua được nhà đất có giá tốt
Việc tăng lãi xuất đã khiến cho nhiều người hoang mang đặc biệt là với những người đang có ý định vay vốn mua nhà đất. Điều này càng làm cho nhiều người dân hoang mang bởi những khoản lãi suất phải trả tính theo năm. Nên việc vay vốn của người dân cũng dần bị hạn chế trong khi giá nhà đất đang rất nóng. Việc mua đất cũng vì thế mà đang có dấu hiệu chuyển biến mạnh. Theo các chuyên gia bất động sản, trước thực trạng trong mấy năm gần đây nhiều ngân hàng thương mại xem việc cho vay bất động sản là “miếng bánh” ngon và cho vay rất mạnh tay, nên dòng tín dụng có dấu hiệu “ồ ạt” chảy vào thị trường địa ốc. Điều này dẫn đến hệ lụy là nhiều nhà đầu tư lấy dự án bất động sản làm tài sản thế chấp vay ngân hàng, phải chịu áp lực trả nợ, trong khi khả năng thu hồi vốn của các ngân hàng rất khó khăn. Việc mua bán nhà đất cũng không vì thế mà giảm sút, việc mua đất lại càng tăng thêm sức nóng không thể tưởng.
2.Ngân hàng tập trung siết chặt vào bất động sản
Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán để hạn chế rủi ro và phù hợp với các quy định tại Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và các quy định phát luật khác có liên quan. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực ưu tiên gồm: Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Theo các chuyên gia bất động sản, trước thực trạng trong mấy năm gần đây nhiều ngân hàng thương mại xem việc cho vay bất động sản là “miếng bánh” ngon và cho vay rất mạnh tay, nên dòng tín dụng có dấu hiệu “ồ ạt” chảy vào thị trường địa ốc. Điều này dẫn đến hệ lụy là nhiều nhà đầu tư lấy dự án bất động sản làm tài sản thế chấp vay ngân hàng, phải chịu áp lực trả nợ, trong khi khả năng thu hồi vốn của các ngân hàng rất khó khăn. Thêm vào đó, hiện tượng dư cung đang xảy ra với phân khúc nhà ở cao cấp, ở một khía cạnh nào đó thì đây là biểu hiện của “bong bóng”. Trong năm 2017, lượng cung tăng mạnh khiến một số phân khúc dư thừa sản phẩm. Hơn nữa, kể từ sau khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc, cung nhà ở bình dân bị thu hẹp lại khá nhiều, dưới 20% vào năm 2017. Tương lai gần sẽ còn giảm nhiều hơn nữa nếu không có gói hỗ trợ kích cầu. Thủ tục mua bán nhà đất bên cạnh đó cũng rắc rối hơn nhiều so với trước đây.
Thống kê của ngân hàng nhà nước cho thấy năm 2017 tổng dư nợ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là gần 450.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng khoảng 6% tổng dư nợ nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cho vay bất động sản khoảng 8,5%. Ngân hàng nhà nước khuyến cáo các tổ chức tín dụng cần thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.
Viêc “siết” dòng tín dụng chảy vào bất động sản, chứng khoán sẽ giúp hệ thống tài chính ngân hàng phát triển bền vững. Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, các ngân hàng cũng cần lựa chọn dự án khả thi để cho vay, hạn chế việc cho vay ồ ạt để nợ xấu quay trở lại. Hệ thống tài chính ngân hàng sẽ có thể sử dụng nguồn vốn cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ, thay vì tập trung vào khu vực phát triển bất động sản. Sức hút của việc mua đất ngày càng nóng cho dù ngân hàng có siết chặt vốn vay đi chăng nữa.
Leave a Reply