Quẻ Quan Thế Âm Nhân: Quẻ Tông Nhận Mẫu
Toàn bộ quá trình của sự kiện “Nhân Tông nhận mẹ” cũng không có chút quan hệ nào với Bao Chửng. Sự việc này xảy ra từ trước khi vua Nhân Tông đích thân chấp chính, cũng tức là trước năm Minh Diên thứ nhất đời vua Nhân Tông (năm 1032), khi đó, Bao Chửng vẫn còn là một dân thường. Mãi đến năm cảnh Hựu thứ tư đời vua Nhân Tông (năm 1037)1 Bao Chửng hai mươi bảy tuối mới thi đỗ Tiến sĩ.
Đây là điển cố thứ Bốn lăm trong quẻ Quan Thế Âm, mang tên Nhân Tông Nhận Mẫu (còn gọi là Vua Nhân Tông Nhận Mẹ). Quẻ Quan Thế Âm Nhân Tông Nhận Mẫu có bắt nguồn như sau:
Cùng chúng tôi khám phá những điều mới mẽ hằng ngày để bổ sung kiến thức về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, những tin tức mới nhất về thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để tìm lấy cơ hội làm giàu tìm hiểu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!
Lý Quý Phi của vua Tống Chân Tông sinh được một người con trai, bị Lưu Phi và Quách Hòe hợp mưu hãm hại, đổi đứa trẻ bằng con ly miêu. Lý Phi vì đó mà bị giam vào lãnh cung, về sau trốn được chạy đến cầu Triệu Châu, náu trong hang đá lạnh, sống một cuộc đời khố cực. Do ngày đêm khóc lóc, đến mức hai mắt đều bị mù lòa. Đứa con do bà sinh ra may được Thái giám Trần Lâm và nữ quan Khấu Châu cứu thoát, bí mật gửi nuôi trong nhà Bát Vương gia, trở thành đứa con thứ ba của Bát Vương gla, lấy tên là Triệu Trinh.
Khi Triệu Trinh sáu tuổi, vì vua Chân Tông không có con trai, nên lại được đưa vào trong cung nuôi dưỡng. Triệu Trinh thông minh lanh lợi, rất được vua Chân Tông yêu mến, được phong làm Thái tử. Khi Chân Tông qua đời, Thái tử lên ngôi, đó là vua Nhân Tông.
Mười tám năm sau, Lý Phi tìm đến Bao Công ở miếu Thiên Tề. Bao Công anh minh, đã điều tra rõ chân tướng sự việc, quyết tâm nghĩ cách giúp Lý Phi trờ về bình an, để cho mẹ con hoàng đế gặp nhau. Nhờ sự sắp xếp của Bát Vương gia, Nhân Tông đã gặp Lý Phi ớ cung Nam Thanh. Mẹ con nhận nhau, ôm nhau mà khóc.
Câu chuyện này bắt nguồn từ tiểu thuyết ’’Thất hiệp ngũ nghĩa” và vở kịch “Ly miêu tráo Thái tử”, không phải là sự kiện lịch sử chân thực, nhưng trong lịch sử đúng là có chuyện vua Nhân Tông nhận mẹ.
Theo ghi chép, Tống Nhân Tông không phải là do Hoàng hậu sinh ra, cũng không phải là con của Hoàng phi, mà là do cung nữ hầu hạ cho Lưu Đức Phi của vua Chân Tông là Lý thị sinh ra. Sau khi Nhân Tông được sinh ra, Lưu Đức Phi đã nhận đứa bé làm con trai mình, đích thân nuôi dưỡng. Nhân Tông lên ngôi từ khi còn nhỏ tuổi, và như vậy, Lưu Đức Phi đã trở thành Hoàng thái hậu. Do Nhân Tông nhỏ tuổi không thể quản lý chính sự, nên Lưu Thái Hậu buông màn nhiếp chính. Nhân Tông không biết mẹ đẻ của mình là Lý thị, các đại thần trong triều sợ uy lực của Thái hậu cũng không dám nói ra. Nhưng Lưu Thái Hậu nhân từ trọng đạo, khi mẹ đẻ của Nhân Tông là Lý thị bị bệnh nặng, Lưu Thái Hậu đã tấn phong cho bà từ địa vị cung nữ thành Thần Phi. Sau đó Lý thị không qua khỏi mà qua đời, Lưu Thái Hậu còn dùng nghi lễ dành cho Hoàng hậu để mai táng Lý thị.
Nhiều năm sau, sau khi Lưu Thái Hậu qua đời, có người tâu với Nhân Tông rằng: “Bệ hạ là do Thần Phi sinh ra, Thần Phi chết không đúng số!” Ý nói Thần Phi là do Lưu Hậu hãm hại mà chết. Nhân Tông muốn đích thân điều tra cho rõ. May mà linh cữu của Thần Phi vẫn còn, vì thế Nhân Tông tự mở áo quan của Thần Phi để quan sát. Thi thể của Thần Phi nhờ được bảo quản bằng thủy ngân, cho nên màu da của bà vẫn như người còn sống, không hề có dáng vẻ như bị người khác hãm hại. Rồi lại xem áo mũ của bà, thực đúng là trang phục dành cho Hoàng hậu. Điều này đã chứng minh được rằng Thần Phi đúng là bị bệnh mà chết, Lưu Thái Hậu cũng đã dùng lễ nghi dành cho Hoàng hậu để an táng Lý Phi. Vua Nhân Tông chứng kiến tất cả, cảm động mà nói rằng: “Lời nói của người đời sao có thể tin tưởng được!” Từ đó có thể thấy, Lưu Phi và Lý Phi đúng là những nhân vật có thực, nhưng câu chuyện thực về họ lại khác hẳn với truyền thuyết.
Toàn bộ quá trình của sự kiện “Nhân Tông nhận mẹ” cũng không có chút quan hệ nào với Bao Chửng. Sự việc này xảy ra từ trước khi vua Nhân Tông đích thân chấp chính, cũng tức là trước năm Minh Diên thứ nhất đời vua Nhân Tông (năm 1032), khi đó, Bao Chửng vẫn còn là một dân thường. Mãi đến năm cảnh Hựu thứ tư đời vua Nhân Tông (năm 1037)1 Bao Chửng hai mươi bảy tuối mới thi đỗ Tiến sĩ.
Xem bói Quẻ Quan Thế Âm Nhân Tông Nhận Mẫu là quẻ thẻ Thượng Cát trong quẻ thẻ quan âm, là quẻ số 45 !
Quẻ này là tượng tích thiện và mềm mỏng.
Những việc mong cầu nếu có quỷ nhân trợ giúp sẽ rất hòa hợp.
Phong cách Cuộc Sống |
Thông Tin Khởi Nghiệp |
Pháp luật Đời Sống |
Tin Tức Giáo dục |
Chuyện Doanh Nhân |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply